Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ 3: Nguyên nhân và những hệ lụy

Các vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng vừa qua cho thấy hiệu quả không cao của công tác kiểm soát quyền lực và thực thi pháp luật, làm giảm sút niềm tin của người dân và DN. (Ảnh minh họa: Quang Cường)
Các vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng vừa qua cho thấy hiệu quả không cao của công tác kiểm soát quyền lực và thực thi pháp luật, làm giảm sút niềm tin của người dân và DN. (Ảnh minh họa: Quang Cường)
(PLVN) - Khi người dân và doanh nghiệp giảm niềm tin vào môi trường kinh doanh bình đẳng, họ sẽ giảm đầu tư, giảm tiếp cận công nghệ mới, giảm khả năng cạnh tranh… Thay vào đó, sẽ tăng tần suất sử dụng phong bì và “đánh quả” là chính, từ đó gây lũng đoạn nền kinh tế, tàn phá đất nước.

“Bẻ lái” pháp luật

Nhìn vào thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lũng đoạn từ DN “sân sau”, như việc giám sát, kiểm tra, thanh tra rất kém; do đạo đức công vụ, thực thi pháp luật của cán bộ, công chức còn nhiều vấn đề; do môi trường kinh doanh không ít rủi ro… Những vấn đề đó dễ khiến cho bất kỳ DN nào cũng có thể vi phạm, mà khi đã vi phạm thì một bộ phận cán bộ, công chức thường lạm dụng việc này để “bẻ lái” pháp luật nhằm trục lợi; từ trục lợi họ đã biến DN đó thành “sân sau”. Các vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng vừa qua cho thấy, công tác kiểm soát quyền lực và thực thi pháp luật chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng.

Trong ba nhiệm kỳ gần đây, Trung ương đã ban hành khá nhiều nghị quyết, quy định liên quan đến vấn đề nêu gương, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Để chống chủ nghĩa cá nhân, cùng với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Kết luận 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Đảng ta có thêm Quy định 37/QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Quy định 37/QĐ/TW đã tập trung vào hai nhóm vấn đề, trong đó quy định về những việc làm sai trái trong công tác cán bộ, như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vụ lợi, tham ô, hối lộ, tiêu cực; tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, DN... “Đây là những quy định được ví như những “biệt dược” giúp chúng ta phòng, chống, ngăn ngừa và đặc trị các loại bệnh tật phát sinh trong cơ thể của Đảng và hệ thống chính trị, giúp cho cán bộ, đảng viên tăng cường sức đề kháng, không bị tha hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống...” - cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ khi phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (tháng 12/2021).

Nhiều khi người ta đổ lỗi cho chúng ta thiếu quy định, nhưng tôi cho rằng nói như vậy không chính xác. Chúng ta có nhiều chứ không thiếu, tất nhiên là cần hoàn thiện, bổ sung. Vấn đề quan trọng nhất là có mà không thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.

Để chống hành vi thao túng, trục lợi từ các DN “sân sau”, hệ thống pháp luật của chúng ta đã tương đối chặt chẽ, từ quy định chung trong Luật Cán bộ, công chức đến các Luật chuyên ngành như Luật Đấu thầu, Luật Cạnh trạnh, Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN)… Đặc biệt, đối với vấn đề xung đột lợi ích, Luật PCTN và nghị định hướng dẫn thi hành cũng quy định rõ những lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đã và đang phụ trách thì vợ, con, bố mẹ và người thân trong gia đình của họ không được tham gia… Nhưng trên thực tế thực hiện lại không tốt.

“Chúng ta đã có rất nhiều quy định về nêu gương, về những việc đảng viên không được làm..., quan trọng là tổ chức thực hiện như thế nào. Lê-nin đã nói, có luật mà không tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn thì còn nguy hiểm hơn là không có luật” - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an nói - “Nhiều khi người ta đổ lỗi cho chúng ta thiếu quy định, nhưng tôi cho rằng nói như vậy không chính xác. Chúng ta có nhiều chứ không thiếu, tất nhiên là cần hoàn thiện, bổ sung. Vấn đề quan trọng nhất là có mà không thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm”.

Thiếu trách nhiệm, ngại đấu tranh

GS.TS Lê Hồng Hạnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, ông từng nói chuyện với một số DN trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng có tiềm lực rất mạnh, rất lớn. Họ có khả năng đầu tư các dự án mà chính quyền các cấp đưa ra, song những DN này không tham dự đấu thầu, bởi họ biết những dự án đó đã có sự “chèn thầu lạ, cài thầu quen”, họ biết mình chỉ là “quân xanh, quân đỏ”.

“Một số DN chia sẻ với tôi rằng, dù họ không đấu thầu, không tham gia trực tiếp, nhưng cuối cùng họ vẫn là người làm, bởi vì đơn vị trúng thầu không có năng lực để làm việc đó… Rõ ràng là những xung đột kiểu này đã được liệt kê trong các luật với tên gọi “Những điều bị nghiêm cấm”. Như vậy, vấn đề không còn ở chỗ thiếu hay không thiếu các quy định” - Chủ tịch VIAC dẫn chứng.

Thừa nhận vấn đề thực thi chính sách, pháp luật còn yếu, Luật sư Trần Hữu Huỳnh cho biết, thời gian qua, rất nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn đều không phải do cơ quan, đơn vị, tổ chức hay cá nhân trong đơn vị đó phát hiện; tức là nội bộ không phát hiện ra. Trong khi đó, các nhà đầu tư cạnh tranh bên ngoài, các Hiệp hội DN, các cơ quan quản lý nhà nước nhiều khi biết mà vẫn không làm. Ví dụ như các DN cạnh tranh với Thuận An, Phúc Sơn, AIC, Việt Á… dù biết có khuất tất, có sự “chống lưng” của một số quan chức cho các DN này, nhưng không ai tố cáo. Rõ ràng ở đây có sự vi phạm quyền được cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, nhưng không ai trong các đối tượng trên - kể cả các hiệp hội (với danh nghĩa đứng ra bảo vệ lợi ích cho hội viên của mình) có ý kiến, không đấu tranh cho công bằng, lẽ phải.

Tổn hại nghiêm trọng niềm tin

Đánh giá hậu quả của các vụ án kinh tế, tham nhũng, nhiều người thường thiên về định lượng, tức là tính mức độ thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, hệ lụy quan trọng nhất là niềm tin của người dân vào môi trường lành mạnh, tính cạnh tranh của nền kinh tế, tính ổn định chính trị mà chúng ta vốn coi là một trong những lợi thế của Việt Nam khi thu hút đầu tư nước ngoài. Những điều này đang bị tổn hại nghiêm trọng dù công cuộc “đốt lò” vẫn được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục thúc đẩy và củng cố niềm tin trong Nhân dân.

Mọi người nhìn thấy một con số không nhỏ cán bộ, đảng viên và quan chức thuyết giảng rất hay về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhưng thực tế thì họ đã “dính chàm” từ trước đó rất lâu. “Những cán bộ này làm suy sụp niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Tôi thấy đây là điều đáng sợ nhất. Nếu Đảng, Nhà nước mất niềm tin trong dân thì sẽ đồng nghĩa với mất chỗ dựa. Dễ hiểu vì sao mà Bác Hồ cũng như những bậc thánh nhân của đất nước ta là Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo… đều nhấn mạnh “Dân là gốc”, “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”” - GS Lê Hồng Hạnh nhấn mạnh.

Trên thực tế, nhiều DN không có lợi thế hơn hẳn nhưng vẫn giành được nhiều cơ hội hơn mà không phải từ việc đầu tư bằng năng lực tài chính, năng lực công nghệ, quản trị… Điều này khiến các DN còn lại trong ngành đó, địa phương đó cho rằng, không cần phải đầu tư, cạnh tranh gì cả, cứ chạy theo quan hệ sẽ được việc. Khi các DN giảm niềm tin thì sẽ giảm đầu tư, giảm tiếp cận công nghệ mới, giảm khả năng cạnh tranh… Ngược lại, họ sẽ tăng tần suất sử dụng phong bì và “đánh quả” là chính, từ đó gây lũng đoạn nền kinh tế, tàn phá đất nước... Vấn đề này cần phải chú trọng, phân tích, đánh giá toàn diện thì mới dám thay đổi những giải pháp, thay đổi chủ trương.

“Mất mát, thiệt hại lớn hơn là hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư trong mắt của các đối tác nước ngoài bị ảnh hưởng không nhỏ và nguy cơ là chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều dự án có vốn đầu tư FDI. Ngoài ra, những tiêu cực từ “sân sau” ảnh hưởng không chỉ thu hút FDI mà còn bị các nước “soi” kỹ khi xem xét công nhận cho Việt Nam có nền kinh tế thị trường” - Luật sư Trần Hữu Huỳnh nhìn nhận.

Có thể nói, hậu quả vật chất mà các vụ án “sân sau” gây ra cho nền kinh tế vô cùng lớn. Tuy nhiên, những tài sản này bị lấy đi thì chúng ta vẫn còn cơ hội thu hồi để trả lại cho dân, cho ngân sách nhà nước - dù không phải tất cả, nhưng ít ra vẫn có những thứ bù đắp. Nhưng mất niềm tin của người dân thì mất tất cả, bởi “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành:

Câu chuyện tham nhũng hay doanh nghiệp “sân sau” không phải là mới, nhưng thời gian vừa qua, chúng ta cảm nhận được mức độ nghiêm trọng và phạm vi của nó vô cùng lớn. Đây là thực trạng rất đáng buồn. Buồn vì chúng ta thực sự cần sự phát triển, sự lớn lên của DN nói chung và DN khu vực tư nhân nói riêng, bởi bên cạnh hiệu quả của bản thân DN, còn có lợi ích của đất nước. Thế nhưng, những vụ việc, vụ án vừa qua làm cho niềm tin, kỳ vọng của Nhân dân có phần giảm sút.

Tuy nhiên, đằng sau những vụ việc chấn động như vừa qua đã đặt ra vấn đề lớn buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải nhìn ra cái mới hơn là làm thế nào để tiếp tục công cuộc đổi mới, nỗ lực cải cách nhằm tái cấu trúc nền kinh tế cho những bước đi tiếp theo.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.