Chấm dứt nhiêu khê, làm khổ dân

(PLO) - Nhiều Đại biểu Quốc hội đánh giá thủ tục tố tụng dân sự “cực kỳ nhiêu khê” trong khi thiếu chế tài xử lý sự chậm trễ đã gây khó khăn cho đương sự, kéo dài thời gian giải quyết vụ án dân sự…
Cải thiện tình hình này là “nhiệm vụ” được trao cho Dự án Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) sửa đổi được Quốc hội thảo luận cả ngày hôm qua (15/6).
Đại biểu Bùi Văn Xuyền phản biện tại phiên thảo luận
Đại biểu Bùi Văn Xuyền phản biện tại phiên thảo luận 
Nhà nước sai lầm, sao bắt dân chịu phí?
Để hạn chế tình trạng đơn đề nghị giám đốc thẩm (GĐT) tràn lan và quá tải trong giải quyết dẫn đến tồn đọng nhiều đơn đề nghị GĐT như hiện nay, Dự thảo Bộ luật TTDS (sửa đổi) qui định người đề nghị GĐT phải chịu án phí GĐT trong trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và được đưa ra xét xử theo thủ tục GĐT.
Kịch liệt phản đối, một số Đại biểu Quốc hội (ĐB) cho rằng không có lý do gì để người đề nghị GĐT lại phải chịu thêm khoản phí khi phát hiện ra những sai phạm trong vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định, đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị và đưa ra xét xử theo thủ tục GĐT. 
ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình), ĐB Trần Đình Nhã (Thừa Thiên Huế) nhận thấy quy định mới về án phí GĐT như Dự thảo là bất hợp lý, không bảo đảm được quyền của đương sự vì “không thể bắt công dân phải trả án phí cho việc xử sai của Nhà nước”.
Còn các ĐB Phạm Xuân Thường, Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cùng cho rằng quy định phải nộp lệ phí để giảm số đơn GĐT, giảm áp lực cho tòa án là chưa phù hợp với thực tế vì mức án phí “không phải là gánh nặng của người dân để đến nỗi người dân không có tiền đề nghị Tòa án xem xét lại bản án theo trình tự GĐT” – ĐB Thường chỉ rõ.
Xóa bỏ “đoạn trường” trong tố tụng dân sự
Nhìn nhận “thi hành án lại là đoạn trường, nhất là nếu bản án tuyên vô lý hoặc bỏ sót, sai sót về kỹ thuật, không thi hành được”, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị Dự thảo phải qui định trách nhiệm của Tòa án và thẩm phán trong trường hợp này. 
ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) chỉ ra, việc giải thích bản án của Tòa án thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu thi hành án nên đề nghị qui định rõ trách nhiệm của Tòa án và thẩm phán đối với bản án, quyết định của mình trong giai đoạn thi hành án.
Cùng với đó, một số ĐB đề nghị rút ngắn tất cả các thời hạn tố tụng bằng 50% như qui định trong Dự thảo và qui định thời hạn khác nhau cho các loại án khác nhau, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đề nghị làm rõ và tuân thủ “nguyên tắc 2 cấp xét xử” trong TTDS, không biến những thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thành một cấp xét xử, TANDTC thành cấp xét xử thứ 3 để hạn chế tối đa việc lợi dụng bản án có hiệu lực thi hành qua thủ tục GĐT, tái thẩm để vụ án kéo dài không có đường cùng, điểm dừng, làm ngưng trệ tất cả quyền lợi mới bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người dân trong TTDS. 
Qui định về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa nhận được sự đồng thuận của các ĐB. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, qua lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi, tuyệt đại đa số cơ quan, tổ chức, tỉnh, TP trực thuộc T.Ư đều ủng hộ quan điểm “Tòa án không được từ chối giải quyết yêu cầu dân sự với lý do không có luật” vì phù hợp Hiến pháp về sứ mệnh, thẩm quyền tư pháp của Tòa án; phù hợp với qui định của BLDS hiện hành (nếu pháp luật không có qui định thì Tòa án phải áp dụng tập quán, không có tập quán phải áp dụng tương tự luật). 
Làm rõ thêm, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình nhấn mạnh, qui định như vậy vì “không có luật là việc của Nhà nước”, phải giành khó khăn về cho Nhà nước chứ không phải đẩy khó khăn cho dân. Tuy nhiên, “chấp nhận qui định này thì không phải muốn kiện là kiện, mà Tòa án vẫn dứt khoát từ chối những vụ việc lợi dụng quyền khởi kiện, quyền tự do, dân chủ hoặc có hành vi trái pháp luật” Chánh án lưu ý. 
Bày tỏ sự ủng hộ cao đối với qui định này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề nghị cần qui định “khi không có căn cứ áp dụng thì giao cho Tòa án tỉnh xem xét trên cơ sở những qui định của BLDS”. Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ Tư  pháp, qui định về phân công thẩm phán xét xử các vụ việc dân sự trong Dự thảo vẫn “phụ thuộc ý chí chủ quan của Chánh án Tòa án các cấp”. Ở các nước để đảm bảo công bằng, hàng năm Tòa án sẽ bốc thăm những vụ việc cho mỗi thẩm phán để đảm bảo khách quan, không thiên vị trong việc phân công thẩm phán.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Đọc thêm

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.