Gặp nhau ông hào hứng khoe vừa ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Campuchia và Myanmar trị giá hàng triệu đô, trước đó một công ty lớn của Mỹ cũng đã ký hợp đồng mua sản phẩm của Thanh Hà với những đơn hàng cực “khủng”.
Người nắm giữ bí quyết làm giàu của những tỷ phú nông dân
Bằng này năm ngoái, tôi gọi điện cho ông Kết khi thấy trên VTV1 phát một phóng sự nông dân Tây Nguyên biết cách ‘cải lão hoàn đồng” cho cà phê già, nhờ vậy, câu chuyện tái canh cà phê không còn là nỗi ám ảnh đối với người dân xứ này. Sản phẩm người nông dân sử dụng để trẻ hoá ca fphee chính là chế phẩm sinh học AH, NH, KH của công ty CP Thanh Hà. “ Trăm nghe không bằng một thấy đâu, nhà báo cứ phải lên Tây Nguyên, xem cà phê già nở hoa thì mới có tư liệu sống mà viết, tôi làm việc với nông dân, ba cùng với nông dân, tôi không quen nói mà không có dẫn chứng”, ông Kết trả lời tôi, giọng không giấu diếm niềm vui pha chút…tự hào.
Nhà khoa học, doanh nhân này tự hào cũng đúng thôi, cứ nhìn vào “bảng thành tích” của ông thì thấy những việc ông làm đúng là “khó tin nhưng có thật”. Ông cứu lúa vàng lùn xoắn lá ở Thái Bình, chữa lúa nhiễm phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long, chữa bệnh phấn trắng trên chanh dây, cao su, chữa bệnh rụng trái ở cây quýt dường Đồng Nai, cây cam Hà Giang…Đến cây đa Tân Trào, một di sản quý giá cũng nhờ tay ông và chế phẩm sinh học Thanh Hà mà phục hồi và đang phát triển tốt. Phần vì tò mò với thành công mới của công ty ông, phần vì biết được tầm quan trọng của tái canh cà phê với đồng đất Tây Nguyên, tôi đã bay lên thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột rồi ngược về Gia Lai, Kon Tum. Ở cả ba vùng, tôi đã chứng kiến những vườn cà phê già bừng bừng nở hoa, người nông dân vui mừng ra mặt vì không phải chặt bỏ cà phê.
|
Ông Nguyễn Anh Kết đã giúp người nông dân giảm chi phí trong sản xuất |
Trong hương hoa cà phê thơm ngát, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lương và anh Tôn Thất Huế, chủ vườn cà phê xã Quảng Tiến, huyện Cưmgar tâm sự, 7 năm trước anh chị mua lại 600 gốc cà phê để canh tác, khi ấy cây cà phê cũng đã già, gần 20 năm tuổi nên dù cố công chăm sóc nhưng sản lượng ngày một sụt giảm. Đến năm 2010 thì cây xuống dốc hẳn, phải đốn bỏ đi hơn 100 cây, còn lại 550 cây, anh chị tìm mọi loại thuốc để cứu chữa vì không còn tiền để chặt đi tái canh.
Cơ duyên đến với anh chị khi được biết đến chế phầm sinh học N-H, A-H của công ty Thanh Hà. Kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn của các kỹ thuật viên và trực tiếp của anh Kết, vườn cà phê của nhà chị đã được trẻ hóa, được “cãi lão hoàn đồng” cây lá xanh tươi hơn, không còn bị khô dù thời tiết hanh khô.
Chị Lương cho biết, từ khi dùng sản phẩm của Thanh Hà, chi phí cho vườn cà phê nhà chị giảm rõ rệt. Bình thường, những năm trước, chị phải chi từ 30, đến 40 triệu đồng, nhưng khi dùng sản phẩm của Thanh Hà, gia đình chị tiết kiệm được gần 70% chi phí.
Còn gia đình anh Nguyễn Hồng Minh ở xã Ea Bhoc, huyện Cưkun thì khẳng định, sử dụng A-H; N-H của công ty Thanh Hà có thể giúp bà con rút ngắn quá trình phục hồi, tái canh cà phê già. Thay vì mất 6 năm mới có thu hoạch lại ( nếu chặt bỏ cà già và trồng cà mới) thì chỉ với 3 năm vườn cà tái canh đã cho thu hoạch lại, năng suất không hề sụt giảm.
Gia đình chị Lương, anh Minh chỉ là một trong số hàng trăm hộ dân trồng cà phê tại 3 tỉnh Tây Nguyên : Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông đã trẻ hóa thành công diện tích cà phê già nhờ “liệu pháp” của chế phẩm sinh học AH,NH, KH của công ty Thanh Hà.
Tháng 8.2011, Viện nghiên cứu Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao thuộc Cty CP Thanh Hà (Hà Nội) đã trúng tuyển đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học (CPSH) kéo dài thời kỳ kinh doanh và tái canh cây càphê tại Tây Nguyên” thực hiện trong kế hoạch năm 2012.
Mới đây, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đắklắk đã có văn bản số 322/SHH- Trtr chính thức cho phép công ty cổ phần Thanh Hà (Hà Nội) xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên cây cà phê của tỉnh này. Theo đó, công ty CP Thanh Hà sẽ phối hợp cùng với Trung tâm khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông các huyện, thành phố, thị xã để triển khai các mô hình sử dụng phân hữu cơ sinh học KH, NH, AH trên cây cà phê, tiêu, chà, rau, củ, quả và lúa. Chế phẩm A-H, N-H, K-H cũng đã được quân và dân huyện đảo Trường Sa sử dụng góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên huyện đảo.
“Nắm giữ” trong tay bí quyết công nghệ giúp nhà nông làm giàu, ông Kết thực sự đã hỗ trợ biết bao nông dân khắp mọi miền trở thành tỷ phú ngay trên đồng đất quê hương mình.
Hành trình đưa thần dược đi Tây
Ông Kết cho biết, chế phẩm sinh học K–H, N- H, A- H là kết quả tích hợp của 3 công nghệ: công nghệ sinh học, công nghệ nano và công nghệ hóa học. Kết quả nghiên cứu đã được Bộ KH&CN hỗ trợ và cấp bằng độc quyền sáng chế và đã được ứng dụng thành công không chỉ ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, từng bước chinh phục thị trường quốc tế. Qua nhiều năm sử dụng chế phẩm AH, NH, KH trên cây lúa, người nông dân Campuchia đã tin tưởng sản phẩm của công ty Thanh Hà có thể giúp tăng năng xuất, chống dịch bệnh và cho cây trồng chất lượng cao.
Đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân, công ty Lim Sothy Heng Hong đã ký kết hợp tác với công ty Thanh Hà nhập khẩu và nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ từ công ty Thanh Hà. Về lâu dài công ty Lim Sothy Heng Hong mong muốn sẽ đầu tư để làm nhà máy của công ty Thanh Hà tại Campuchia. Sau thị trường Campuchia, công ty Thanh Hà đang làm các thủ tục để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Myanmar. Một doanh nghiệp lớn ở Mỹ cùng tìm tới công ty Thanh Hà và không ngần ngại ký hợp đồng triệu đô.
Những hợp đồng lớn giúp công ty Thanh Hà vững vàng trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng và phát triển lên một tầm cao mới. Dẫn tôi đi một vòng quanh nhà máy của công ty tại KCN cao Láng- Hoà Lạc, ông Kết tâm sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang gây ra những thảm họa cho người nông dân, vì thế, ông vẫn nung nấu để tiếp tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết bị, công nghệ đưa ra sản phẩm: Rẻ nhất; Chất lượng tốt nhất; nhỏ; nhẹ nhất; an toàn nhất để người nông dân có lợi nhất. Công ty đã thành lập Viện nghiên cứu công nghệ cao gồm nhiều giáo sư tiến sỹ, các nhà khoa học trong ngoài nước để hợp tác nghiên cứu, không ngừng nâng cao và phát triển các công nghệ mới. “Lộ trình của tôi là tới năm 2020 chất lượng hàng hóa ngày càng được nâng cao, giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài. Tôi mong nhà nước sẽ chung tay với doanh nghiệp trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Mới đây, thứ trưởng Bộ KHCN Lê Đình Tiến đã xem xét sản phẩm của chúng tôi và đánh giá cao những thành tích của Công ty cổ phần Thanh Hà trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học và đổi mới công nghệ trong việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao có chất lượng tốt. Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ trong thời gian tới cần mở rộng mô hình trình diễn giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học nhằm đẩy nhanh việc thương mại hóa sản phẩm trong và ngoài nước. Tôi rất hy vọng trong tương lại sự hợp tác công – tư trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp sẽ thực sự được quan tâm, ưu tiên”, ông Kết chia sẻ
Tâm niệm phục vụ nhà nông là duyên nghiệp của đời mình, 20 năm qua, dù bận rộn trăm công nghìn việc nhưng hễ có thông tin vùng đất nào nông sản, cây quả bị bệnh cần cứu chữa là ông lại thu xếp lên đường, đến tận nơi xem xét và đưa ra phác đồ điều trị. Mỗi một chuyến đi trở về, ông lại ăm ắp những dự định cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên biệt hóa sản phẩm cho riêng từng loại cây trồng.
Số máy di động của doanh nhân Nguyễn Anh Kết khác hẳn với các vị doanh nhân khác, nó đổ chuông từng phút, từng giây và đầu dây bên kia phần lớn là nhà nông với những câu hỏi cụ thể về cách sử dụng sản phẩm cứu chữa cho các loại cây mà họ đang trồng. Cuộc điện thoại nào cũng được doanh nhân Nguyễn Anh Kết lắng nghe, hướng dẫn một cách cặn kẽ. Những “ca” khó hơn, ông đều hẹn nhà nông sẽ cho kỹ thuật viên tới hướng dẫn tận nơi. Những hộ nông dân nghèo chưa có tiền đầu tư cứu chữa cây trồng của mình, anh đều cho sử dụng miễn phí một thời gian, khi có hiệu quả anh mới bán sản phẩm.
|
Tăng năng suất nhiều lần so với bình thường |
“Công ty chúng tôi là một doanh nghiệp vừa nghiên cứu vừa sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp và chúng tôi lấy mục tiêu phục vụ nông dân lên làm hàng đầu, đặt cái tâm, lấy lợi ích của người nông dân lên hàng đầu. Thành công của người nông dân cũng chính là thành công của công ty chúng tôi”, doanh nhân Nguyễn Anh Kết chân thành kết thúc câu chuyện “giải mã bí quyết thành công” của doanh nghiệp mình khi chuông điện thoại đổ dồn, ông rạng rỡ nói chuyện với đối tác, vui mừng khi biết người nông dân Campuchia yêu thích sản phẩm của Thanh Hà. Có lẽ với vị doanh nhân, thần y mang thần dược đi Tây này, niềm vui được nhen lên từ thành quả trên cánh đồng của người nông dân, tôi phục ông, nhà khoa học, doanh nhân này cũng vì cái tâm giản dị của ông!
Công ty Thanh Hà là thành viên của tổ chức 4C toàn cầu coffeeassociation. Các chế phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Hà đã nhận được hai giải thưởng khoa học công nghệ VIFOTEC. Từ khi thành lập cho tới nay liên tục đưa ra những sản phẩm có ưu thế trên thị trường về cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất, liên tục ứng dụng công nghệ hữu cơ sinh học kết hợp với công nghệ cao vào sản xuất như: Công nghệ Enzim, Nano, đất hiếm. Đã tạo ra sản phẩm phân bón công nghệ cao một bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp.