CDC Mỹ bổ sung triệu chứng mới của COVID-19

Nhân viên y tế sàng lọc các bệnh nhân sẽ được xét nghiệm COVID-19 tại trạm xét nghiệm lái xe FoundCare ở Palm Springs, Florida, ngày 19/320202. Ảnh: USAToday
Nhân viên y tế sàng lọc các bệnh nhân sẽ được xét nghiệm COVID-19 tại trạm xét nghiệm lái xe FoundCare ở Palm Springs, Florida, ngày 19/320202. Ảnh: USAToday
(PLVN) - "Ớn lạnh, run rẩy nhiều lần kèm với đau cơ, nhức đầu, đau họng và mất vị giác hoặc mùi" là sáu triệu chứng mới mà Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cảnh báo có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm virus corona.

Các triệu chứng bổ sung được đưa ra khi sự hiểu biết của các chuyên gia y tế về COVID-19 đang ngày càng mở rộng. Trước đây, CDC chỉ liệt kê các dấu hiệu sốt, ho và khó thở là triệu chứng của bệnh do virus corona gây ra này. Triệu chứng khó thở đã được CDC điều chỉnh thành "hụt hơi hoặc khó thở".

Việc bổ sung các triệu chứng của CDC có nghĩa là hầu hết các địa điểm xét nghiệm đều yêu cầu bệnh nhân phải có triệu chứng COVID-19 trước khi được xét nghiệm.

Một hiện tượng khác gần đây: vết thương màu tím hoặc màu xanh ở bàn chân và ngón chân của bệnh nhân, thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi, được đặt tên là ngón chân COVID.

Mặc dù các chuyên gia có thể xác định chính xác tình trạng này, một số người vẫn đưa ra giả thuyết rằng đó có thể là tình trạng viêm quá mức, cục máu đông hoặc rối loạn huyết khối (được gọi là purpura Fulminans) do hậu quả của nhiễm virus corona.

CDC khuyên nên tìm kiếm "sự chăm sóc y tế ngay lập tức" khi thấy khó thở, đau dai dẳng hoặc tức ngực, môi hoặc mặt tái xanh hoặc rối loạn nhận thức.

Bệnh nhân COVID-19 có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau - từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nặng. Những triệu chứng này thường xuất hiện 2-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Các nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân có thể lây nhiễm dễ nhất trong những ngày trước khi họ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

Cuộc chiến chống COVID-19 đã giúp các quốc gia hợp tác chặt chẽ hơn trong ba tháng qua. Nhờ đó, sự hiểu biết về virus của y học cũng có nhiều tiến bộ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC trước tiên kêu gọi công chúng cảnh giác với sốt, ho khan và khó thở.

Sau đó xuất hiện những báo cáo kỳ lạ về những người mất cảm giác vị giác và khứu giác. Và đã có những trường hợp lẻ tẻ về các vấn đề đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy.

Một số bác sĩ đã báo cáo rằng virus có thể gây ra đột quỵ ở người lớn ở độ tuổi 30 và 40 như kết quả của các vấn đề đông máu. "Virus dường như đang làm tăng sự đông máu trong các động mạch lớn, dẫn đến đột quỵ nghiêm trọng" - Tiến sĩ Thomas Oxley, bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York (Mỹ), nói với CNN.

Tiến sĩ Thomas Oxley cho biết thêm: "Báo cáo của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đột quỵ đột ngột ở bệnh nhân trẻ tăng gấp 7 lần trong hai tuần qua. Hầu hết những bệnh nhân này không có tiền sử bệnh lý và họ chỉ có các triệu chứng nhẹ (hoặc trong hai trường hợp, không có triệu chứng) của COVID -19".

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.