CDC Hà Nội xuyên đêm xét nghiệm Covid-19 “đuổi dịch” ra khỏi Thủ đô

Gần một tháng qua, các cán bộ y tế dự phòng đã phải làm việc với 200% công suất, xuyên đêm để nhanh chóng khoang vùng, dập dịch. Ảnh: Thu Hà
Gần một tháng qua, các cán bộ y tế dự phòng đã phải làm việc với 200% công suất, xuyên đêm để nhanh chóng khoang vùng, dập dịch. Ảnh: Thu Hà
(PLVN) - “Trong gần một tháng qua, toàn bộ lực lượng y tế dự phòng của thành phố và 30 quận huyện đã phải làm việc hết sức vất vả với 200% công suất. Có thể nói năm nay chúng tôi gần như không có “Tết” để chạy đua với thời gian”, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) chia sẻ.

Làm việc với 200% công suất

Gần 1 tháng qua, kể từ khi ghi nhận ca nhiễm Covid-19 ở Hải Dương, các cán bộ y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật  Hà Nội luôn trong tình trạng “căng mình” làm xét nghiệm.

Tính đến hết ngày 25/2, đã là ngày thứ 10 Hà Nội không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng. Hiện tại, số F1 đang còn phải cách ly y tế tập trung là 245 người, sức khỏe ổn định. Đồng thời cho đến nay, toàn bộ số người đi từ các vùng dịch trở về Hà Nội sau tết nguyên đán đã được giám sát và lấy xét nghiệm bao gồm 51.744 người, kết quả 100% âm tính.

Nhiều chuyên gia dịch tễ đánh giá, tạm thời Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, không còn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vẫn luôn hiện hữu.

Đến nay là ngày thứ 10 Hà Nội không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng. Ảnh: Thu Hà
 Đến nay là ngày thứ 10 Hà Nội không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng. Ảnh: Thu Hà

Để có được kết quả như vậy là nhờ sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, nhà nước, nhân dân và có một phần công sức không nhỏ của các y, bác sĩ, đặc biệt là những cán bộ y tế thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm Covid-19 ở CDC Hà Nội.

Đánh giá về đợt dịch lần này, ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc CDC Hà Nội chia sẻ: “Làn sóng dịch lần này có rất nhiều điểm khác biệt so với hai làn sóng dịch trước. Nó xuất hiện vào ngày 27/1/2021 khi phát hiện 2 ca lây nhiễm tại Hải Dương và Quảng Ninh (BN1552,1553).

Ngay sau đó 1 ngày đã phát hiện thêm 92 ca. trong những ngày tiếp theo con số bệnh nhân mới lây nhiễm trong cộng đồng liên tục gia tăng tới 62 ca trong ngày 29/1, 61 ca trong ngày 30/1, 31 ca ngày 31/1”.

Chỉ trong thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở 13 tỉnh thành với 812 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, trung bình mỗi ngày có 28 bệnh nhân. Qua số liệu trên cho thấy, tốc độ lây lan dịch bệnh trong đợt này cao hơn nhiều so với các đợt dịch trước.

Trong khi đó, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh là các tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực miền Bắc, vì vậy khi dịch bệnh xảy ra tại Quảng Ninh, Hải Dương thì ngay sau đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội.

“Chỉ sau 1 ngày trường hợp đầu tiên đã được ghi nhận tại Hà Nội đó là BN1581 địa chỉ tại Time City, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng. Với khoảng cách, thời gian cùng số lượng người giao lưu, đi lại qua hai tỉnh là rất lớn, CDC Hà Nội đã kịp thời tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố triển khai khẩn cấp và đồng bộ nhiều biện pháp nhằm phát hiện sớm nhất các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời huy động toàn bộ lực lượng thần tốc truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly và xử lý các ổ dịch”, ông Tuấn nhớ lại.

Nhiều cán bộ đã túc trực 24/24 trong tất cả những ngày nghỉ Tết để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành việc truy vết và xét nghiệm. Bởi đợt dịch lần này diễn ra đúng vào thời điểm cuối năm, vì vậy số lượng các F1, F2 cần phải truy vết là rất lớn.

Rất nhiều cán bộ y tế dự phòng phải trực xuyên Tết để đảm bảo công tác truy vết, xét nghiệm được xuyên suốt. Ảnh: Thu Hà
 Rất nhiều cán bộ y tế dự phòng phải trực xuyên Tết để đảm bảo công tác truy vết, xét nghiệm được xuyên suốt. Ảnh: Thu Hà

Bác sĩ Tuấn kể lại: “Nếu như trước đây chỉ có trung bình 20 F1 trên một ca bệnh F0, thì đợt này là hơn 30 F1 trên một ca bệnh F0. Tổng số lượng F1 cho đến nay là 1.140 người, số lượng F2 là 12.829 người. Cùng trong thời gian này đã điều tra giám sát và lấy mẫu xét nghiệm cho 54.229 người đi từ các vùng dịch về Hà Nội; xét nghiệm sàng lọc cho 12.302 nhân viên của sân bay quốc tế Nội Bài”.

Chính điều này đã khiến CDC Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong công tác cung ứng vật tư, sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm. Để khắc phục tình trạng này, CDC Hà Nội đã nhanh chóng triển khai đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật tự pha chế môi trường lẫy mẫu bệnh phẩm. Nhờ vậy, đã kịp thời đáp ứng đủ nhu cầu cho việc lấy mẫu xét nghiệm, đặc biệt đã làm lợi cho ngân sách của thành phố gần 2 tỷ đồng.

Vẫn miệt mài với những mẫu xét nghiệm

Nhớ lại những ngày vừa qua, có những thời điểm các cán bộ xét nghiệm của CDC Hà Nội phải xuyên đêm lấy mẫu, xét nghiệm để kịp khoanh vùng ổ dịch, ông Tuấn chia sẻ: “Mặc dù có những khi phải xuyên đêm để tiến hành truy vết, lấy mẫu và “chạy mẫu” để đảm bảo yếu cầu của Ban chỉ đạo thành phố trong thời gian sau 4 giờ phải lấy được mẫu, sau 6 giờ phải có kết quả xét nghiệm nhưng tất cả các y, bác sĩ của toàn hệ thống luôn tự động viên lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ”.

Không chỉ vậy, lãnh đạo CDC Hà Nội cũng rất kịp thời có các hình thức khen thưởng đột xuất những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chống dịch. “Rất vui mừng là trong thời gian này CDC Hà Nội đã luôn nhận được sự động viên, hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo thành phố cũng như các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân cả về vật chất lẫn tinh thần”, ông Tuấn bày tỏ.

Có những thời điểm các cán bộ xét nghiệm của CDC Hà Nội phải xuyên đêm lấy mẫu, xét nghiệm để kịp khoanh vùng ổ dịch. Ảnh: Thu Hà.
Có những thời điểm các cán bộ xét nghiệm của CDC Hà Nội phải xuyên đêm lấy mẫu, xét nghiệm để kịp khoanh vùng ổ dịch.  Ảnh: Thu Hà.

Đến nay, dù theo đánh giá tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội đã tạm thời được kiểm soát nhưng rất nhiều cán bộ của CDC Hà Nội vẫn đang âm thầm, lặng lẽ, miệt mài không quản ngại gian khổ để cống hiến, để đóng góp cho cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

“Tôi rất cảm ơn các đồng đội của mình – những chiến sĩ áo trắng, chúng ta đã rất cố gắng và quyết tâm trong thời gian qua. Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn còn ở phía trước và sẽ còn kéo dài, dù có khó khăn, nguy hiểm đến mấy, chúng ta vẫn tiếp tục phát huy truyền thống thiêng liêng và cao quý, với tinh thần Ngày Thầy thuốc Việt Nam để hoàn thành tốt sứ mệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân. Và chúng tôi cũng mong rằng tất cả mọi người dân trên địa bàn Thủ đô luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện khuyến cáo 5K và phối hợp tốt với ngành y tế trong công tác khai báo y tế, công tác cách ly y tế và công tác lấy mẫu xét nghiệm khi có yêu cầu”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.

“Với chúng tôi, mỗi bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh được ra viện, mỗi khu phố được công bố gỡ phong tỏa chính là những niềm vui, nguồn động viên quý báu giúp cúng tôi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin yêu, gửi gắm đó là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân” Ảnh: Thu Hà
“Với chúng tôi, mỗi bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh được ra viện, mỗi khu phố được công bố gỡ phong tỏa chính là những niềm vui, nguồn động viên quý báu giúp cúng tôi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin yêu, gửi gắm đó là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân” Ảnh: Thu Hà

Với các y, bác sĩ nói chung và các cán bộ xét nghiệm thuộc CDC Hà Nội nói riêng, có lẽ lễ Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay lại có thêm nhiều niềm vui và có cả nỗi buồn. Bởi đây đã là năm thứ hai mọi hoạt động kỷ niệm tạm dừng vì dịch Covid-19, nhưng đổi lại niềm vui vì Hà Nội đã tạm kiểm soát được làn sóng dịch lần này.

“Với chúng tôi, mỗi bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh được ra viện, mỗi khu phố được công bố gỡ phong tỏa chính là những niềm vui, nguồn động viên quý báu giúp cúng tôi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin yêu, gửi gắm đó là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”, bác sĩ Tuấn nói.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.