“Cát tặc” lộng hành, người dân oán thán

Một tàu cuốc cát tại sông Hồng bị lực lượng công an bắt giữ khi đang khai thác cát trái phép
Một tàu cuốc cát tại sông Hồng bị lực lượng công an bắt giữ khi đang khai thác cát trái phép
(PLO) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định như vậy tại Hội nghị về phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông và cửa biển diễn ra chiều qua (27/10).
Có tình trạng bảo kê 
Hiện việc khai thác cát, sỏi ở nước ta còn nhiều bất cập, khuyết điểm. Tại các địa phương, nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng xảy ra; hoạt động khai thác cát sỏi trái phép công khai, ngang nhiên thách thức dư luận. Thậm chí, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Có một bộ phận như lực lượng công an, tài nguyên môi trường lơi là, buông lỏng và bảo kê cho việc khai thác cát trái phép, làm cho dân tình oán thán, bất bình”.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ, vi phạm chủ yếu trong khai thác cát của các doanh nghiệp có phép là không thực hiện đầy đủ thủ tục đánh giá về tác động môi trường, không ký quỹ cải tạo hoạt động khai thác lấn chiếm luồng, hành lang bảo vệ luồng gây cản trở giao thông, khai thác vượt quá khối lượng và số lượng phương tiện cho phép. 
Tại các khu vực giáp ranh chưa xác định địa giới hành chính trên sông hoặc xác định chưa rõ ràng, các công ty được cấp phép khai thác thuộc địa bàn tỉnh này đã tổ chức khai thác hoặc thu phí trái phép các phương tiện khai thác cát thuộc địa phận tỉnh khác như ở đoạn sông Thái Bình giáp Nam Định, Hà Nội giáp Hưng Yên, Vĩnh Phúc,...
Quá trình hoạt động nạo vét các luồng, tuyến hàng hải, thủy nội địa, các đơn vị được cấp phép có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tổ chức khai thác cát ngoài khu vực, nạo vét luồng hàng hải nhưng lấn sâu vào các tuyến thủy nội địa, cá nhân khai thác tận thu, vượt quá số lượng phương tiện cho phép,… gây tác động tiêu cực đến môi trường, sạt lở, xâm thực, đe dọa an toàn đê sông, đê biển, thiệt hại tài sản của nhân dân.
Việc khai thác trái phép cát, sỏi ở lòng sông diễn ra phức tạp trên hầu hết các dòng sông trong cả nước, cả ngày và đêm tại mọi thời điểm trong năm. Cụ thể như tại các tuyến trọng điểm có khối lượng khai thác lớn là các sông Hồng, Đà, Lô, Cầu, Thái Bình, Văn Úc, Luộc, Trà Lý, Kinh Thầy, Lai Vy,... ở phía Bắc; sông Mã, Chu, Đò Lèn, Lam, Trà Khúc, Hương, Hàn,... ở miền Trung; sông Đồng Nai, Sài Gòn, Tiền, Hậu, Xoài Rạp, Hàm Luông, Cổ Thiên,... ở phía Nam.
Lợi nhuận cao nên bất chấp thủ đoạn
Nguy hiểm nhất là trong quá trình khai thác trái phép cát, sỏi, các đối tượng cầm đầu thường sử dụng lao động là các đối tượng có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy…, nhằm tạo ra lực lượng “bảo kê”, gây áp lực đối với doanh nghiệp có phép, tranh chấp địa bàn khai thác, tiêu thụ, ép người lao động bán khoáng sản với giá trị thấp và cản trở công tác kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng.
Tại các tuyến sông trọng điểm đã xảy ra hàng loạt vụ các đối tượng hút cát trái phép giải quyết mâu thuẫn, tranh giành địa bàn. Khi bị phát hiện thì có hành vi chống lực lượng thi hành công vụ, gây thương tích, thậm chí gây tử vong cho lực lượng thi hành công vụ.
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, hiện tại đã có sự khan hiếm cát trong xây dựng, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ban Chỉ đạo 138 cho biết, nguyên nhân chính để xảy ra tình trạng khai thác cát trong nhiều năm là do lợi nhuận quá lớn nên các đối tượng cố tình vi phạm, dùng mọi thủ đoạn để đối phó với lực lượng chức năng; các doanh nghiệp khi có giấy phép đã đầu tư vốn lớn vào công tác xây dựng cơ bản nên bất chấp tất cả, khai thác nhằm thu hồi vốn, tăng lợi nhuận.
Cùng với đó, hệ thống văn bản pháp luật liên quan trong lĩnh vực khoáng sản còn thiếu, chưa đồng bộ, nhiều sơ hở; công tác quản lý trong hoạt động khai thác cát sỏi còn nhiều bất cập, việc đánh giá về trữ lượng, chất lượng khoáng sản chưa chính xác, thời hạn cấp phép ngắn; quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa hiệu quả,... Vì thế “cần quản lý chặt và nền nếp việc khai thác cát, sỏi nói riêng và các loại vật liệu xây dựng nói chung. Ngoài ra, cần lập kênh thông tin nóng để người dân có thể góp ý kịp thời” – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép đang xảy ra ở hầu hết các tuyến sông của nước ta. Chúng ta không cấm, nhưng việc khai thác cần phải làm theo quy hoạch, kế hoạch cụ thể và cần phải đưa tình trạng khai thác cát sỏi đi vào nền nếp”. 
Do đó, ông Phúc chỉ đạo các bộ, ban, ngành cần phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong quản lý việc khai thác cát, sỏi; thường xuyên kiểm tra đấu tranh các vi phạm; xử lí nghiêm các đối tượng cầm đầu bảo kê, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cấp, mỗi ngành từ Trung ương xuống đến địa phương. “Chúng ta không được né tránh, nếu buông lỏng trong quản lý là vô trách nhiệm với nhân dân, với luật pháp” – Phó Thủ tướng lưu ý. 

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.