Cập nhật tình hình dịch COVID -19 tại TP HCM đến sáng 13/7

Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TP HCM. Ảnh: HCDC
Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TP HCM. Ảnh: HCDC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến sáng nay, 13/7, TP HCM ghi nhận hơn 15.000 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 674 người đã được điều trị khỏi bệnh, 25 bệnh nhân tử vong...

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, từ 18h ngày 12/7 đến 6h ngày 13/7, ghi nhận thêm 365 trường hợp nhiễm mới trên địa bàn (Bộ Y tế công bố BN32301-BN32665). Trong đó, 336 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa, 29 trường hợp đang điều tra dịch tễ.

Trong ngày 12/7, TP HCM có thêm 21 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi lên 674.

Từ ngày bắt đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, TP HCM đã có hơn 15.000 trường hợp mắc COVID-19. Có 14.396 bệnh nhân dương tính mới đang được điều trị. 25 bệnh nhân tử vong đã được Bộ Y tế công bố.

Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo TP HCM sáng 12/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP HCM sẽ phải xử lý nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến ứng xử với đời sống, thói quen, lợi ích của người dân. Hơn lúc nào hết, TP HCM cần bình tĩnh, vận động, tuyên truyền để người dân yên tâm cùng chung tay chống dịch, vượt qua khó khăn, vượt qua những tình huống bất ngờ.

Đến nay, với các giải pháp Thành phố đưa ra, Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác đã đánh giá Thành phố triển khai đúng hướng.

Phó Thủ tướng đề nghị TP HCM tiếp tục tăng cường và siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở các khu cách ly, khu phong tỏa để tránh lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, cần xem xét việc cách ly F1 tại nhà sao cho hợp lý với tình hình thực tế của Thành phố, hạn chế cách ly tập trung. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, có phương án vừa đảm bảo sản xuất vừa phải đảm bảo giãn cách, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.

Cũng theo HCDC, các chuỗi lây nhiễm như: chợ Vườn Chuối quận 3, chợ Bình Điền (bệnh nhân là những người sinh sống, bán hàng trong chợ); chuỗi lây nhiễm liên quan đến các công ty trong khu chế xuất, khu công nghệ cao… đã được khoanh vùng, giám sát chặt. Lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện các trường hợp qua sàng lọc tại cộng đồng, tại bệnh viện: tiến hành điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch, xử lý chuỗi lây nhiễm mới phát hiện.

TP HCM được tăng cường 1.000 nhân sự từ Trung ương và sinh viên y khoa để hỗ trợ các quận huyện thực hiện điều tra, truy vết.

Từ ngày 26/5 đến ngày 12/7, ngành y tế đã lấy 1.873.731 mẫu xét nghiệm, trong đó 1.619.380 mẫu có kết quả, 254.351 mẫu chờ kết quả.

Qua 4 đợt tiêm vaccine phòng COVID - 19, TP HCM đã tiêm cho 985.077 lượt người, trong đó có 943.215 mũi 1 và 41.862 mũi 2. Thành phố chuẩn bị kế hoạch tiêm đợt 5 mở rộng, kéo dài 2-3 tuần, khi vaccine được phân bổ về (dự kiến được phân bổ 54.990 liều vaccine Pfizer, hơn 100.000 liều AstraZeneca và 1 triệu liều Moderna). Các điểm tiêm chủng chỉ thực hiện 120 người/ngày để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng và phòng chống COVID-19.

Đợt tiêm vaccine thứ 5 này, các đối tượng ưu tiên tại TP HCM sẽ có sự thay đổi. Theo đó, sẽ ưu tiên cho 4 nhóm đối tượng gồm: Người mắc bệnh mạn tính, người già trên 65 tuổi, nhóm người nghèo, người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn thành phố.

Thành phố tiếp tục tổ chức khai báo y tế tại các cơ sở điều trị, phòng khám, nơi làm việc… Kiểm soát chặt người ra vào thành phố. Thực hiện giám sát người sau cách ly, bệnh nhân sau xuất viện theo quy định. Tăng cường giám sát hoạt động tại các khu cách ly tập trung. Tăng cường quản lý, giám sát phòng, chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các doanh nghiệp.

Hiện địa bàn có tổng cộng 51.611 người thực hiện cách ly, trong đó, 14.586 người cách ly tập trung, 37.025 trường hợp cách ly tại nhà/nơi lưu trú.

Thành phố tổ chức mở rộng khu cách ly thành phố với sức chứa đạt 50.000 giường. Tổ chức thực hiện cách ly F1 tại nhà.

TP HCM hiện có 12 chốt kiểm soát với các tỉnh lân cận, 310 chốt kiểm soát trong nội thành và thống nhất chỉ kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 tại các chốt kiểm soát giáp danh với các tỉnh lân cận, không kiểm tra tại các chốt nội thành.

"Đợt dịch thứ 4 xảy ra với sự xuất hiện của biến thể Delta, có tốc độ lây nhanh và lan ra diện rộng trong thời gian ngắn đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và cuộc sống mưu sinh của người dân", HCDC cho biết và nêu rõ: "Thành phố kêu gọi tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của người dân, kết hợp thực hiện nghiêm chiến lược 5K + vắc-xin để nhanh chóng kiếm soát dịch, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an sinh xã hội, sức khỏe, tính mạng và hạnh phúc, ấm no của người dân"

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) khuyến cáo người dân:

  1. Chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết.
  2. Thực hiện 5K khi ra khỏi nhà.
  3. Bình tĩnh thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của địa phương.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

    Tin cùng chuyên mục

    Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

    Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

    (PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

    Đọc thêm

    Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

    Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
    (PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

    Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

    Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
    (PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

    Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

    Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
    (PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

    Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

    Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
    (PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

    Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

    Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
    (PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.