Cảnh sát biển tích cực ngăn chặn vi phạm IUU trên biển

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền pháp luật cho ngư dân trên biển.
Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền pháp luật cho ngư dân trên biển.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng cùng những tiềm năng, lợi thế của biển, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành các nghị quyết, chiến lược về phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích, bảo vệ ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt, khai thác hải sản chính đáng trong vùng biển thuộc chủ quyền.

Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ ngư dân do nhận thức hoặc vì lợi ích kinh tế, chưa tự giác tuân thủ quy định pháp luật như: Khai thác hải sản không có giấy phép, hoạt động sai vùng khai thác ghi trong giấy phép; hay còn xảy ra việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, khai thác hải sản trái phép…

Liên quan việc tàu cá vi phạm IUU trên biển, mới đây, ngày 1/8, tại vùng biển giáp ranh Việt Nam – Malaysia, lực lượng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4 đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển Tây Nam đã phát hiện tàu cá CM-99275-TS của tỉnh Cà Mau có hành vi tự ý tháo thiết bị giám sát hành trình sang vùng biển Malaysia khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

CSB đã điều động tàu KN 270 cơ động tiếp cận tàu cá, tuyên truyền vận động và yêu cầu tàu cá di chuyển về vùng biển Việt Nam để kiểm tra hành chính theo quy định.

Ngoài trường hợp trên, còn xảy ra tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Ủy ban Châu Âu đã quyết định đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” với ngành thủy sản Việt Nam (tháng 10/2017), tác động tiêu cực tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Trước tình hình đó, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng CSB đã và đang phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các cấp, ngành, tỉnh thành ven biển triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, góp phần duy trì trật tự an toàn, phát triển bền vững kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, quyết tâm thực hiện mục tiêu gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản Việt Nam.

Trước hết, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam đã tập trung quán triệt các chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng, BCĐ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định các cấp, nhất là Chỉ thị số 45/CT-TTg, ngày 13/12/2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu.

Đồng thời, Bộ Tư lệnh CSB đã thành lập BCĐ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng quản lý, nắm chắc tình hình trên biển, kiểm tra, xác minh thông tin hành trình, phạm vi hoạt động của tàu cá, nỗ lực cùng hệ thống chính trị quyết tâm ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, giữ vững trật tự, an toàn, môi trường hòa bình, ổn định trên biển.

Lực lượng CSB tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân, tổ chức tuyên truyền thông qua Chương trình “CSB đồng hành với ngư dân”; phối hợp các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân.

Lực lượng còn tập trung chủ yếu vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để ngư dân nắm được phạm vi vùng biển Việt Nam, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật và cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này. Đến nay, Bộ Tư lệnh CSB đã ký kết Quy chế phối hợp thực hiện Chương trình “CSB đồng hành với ngư dân” với 12 tỉnh, thành ven biển. Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho ngư dân; tổ chức gần 50 cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” tại các tỉnh, thành ven biển.

CSB Việt Nam còn tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế với lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước trong khu vực. Các hoạt động của lực lượng CSB đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của ngư dân trong việc tuân thủ pháp luật về đánh bắt, khai thác hải sản.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...