Cảnh sát Anh bị cáo buộc... “bất lực”

Khalid Masood trong bức ảnh đầu tiên được cảnh sát công bố (trái) và tại hiện trường vụ tấn công
Khalid Masood trong bức ảnh đầu tiên được cảnh sát công bố (trái) và tại hiện trường vụ tấn công
(PLO) -5 người chết, khoảng 40 người bị thương là hậu quả của vụ tấn công ngay giữa thủ đô London hôm 22/3 (có tính chất tương tự như vụ khủng bố bằng xe tải ở thành phố Nice, Pháp).

Mặc dù hung thủ Khalid Masood từng có tiền án tiền sự, bị nằm trong tầm ngắm của cơ quan chức năng, nhưng hắn vẫn thực hiện vụ tấn công và tuy chỉ diễn ra trong 82 giây, nhưng hiện vụ việc vẫn đang là tâm điểm của dư luận. 

Điều đáng nói là tuyên bố của Thủ tướng Theresa May, Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd lại “vênh” so với thông tin của giới truyền thông. Và cảnh sát là người đang bị chỉ trích nhiều nhất, thậm chí họ còn bị coi là “bất lực” trước tội phạm. 

Bởi trong số những người bị chết có cảnh sát Keith Palmer, 48 tuổi, phục vụ trong lực lượng cảnh sát London đã 15 năm và còn có 3 sĩ quan cảnh sát khác bị thương. Liên đoàn Cảnh sát Thủ đô (MPF) đã phát động gây quỹ 250.000 bảng Anh trong 30 ngày, để quyên tặng cảnh sát Keith Palmer. Nhưng số tiền thu được đến ngày 24-3 đã đạt con số 673.438 bảng Anh, gấp gần 3 lần dự kiến. 

Thủ tướng Theresa May không những phải trấn an người dân, triệu tập cuộc họp khẩn ngay trong đêm 22-3 (theo giờ địa phương), mà còn quyết định chuẩn bị tổng diễn tập chống khủng bố trong tháng 10-2017 tại một số địa điểm thuộc Scotland, Bắc Ireland, và miền Bắc nước Anh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd “minh oan” cho lực lượng tình báo, an ninh và cảnh sát khi tuyên bố, hoàn toàn tin tưởng vào hoạt động của tình báo Anh bởi họ đã phá vỡ 13 âm mưu kể từ năm 2013 và đây là vụ tấn công đầu tiên trong 4 năm qua do các phần tử Hồi giáo thực hiện.

Ngoài ra, Khalid Masood từng là đối tượng bị Tổng cục An ninh (MI5) theo dõi trong nhiều năm liền. Bà Amber Rudd cũng tuyên bố, cơ quan an ninh và cảnh sát phải có quyền tiếp cận và không nên có những khu vực an toàn cho tin nhắn của các phần tử khủng bố.

Theo giới truyền thông, khoảng 2 phút trước khi thực hiện vụ tấn công hôm 22-3, Khalid Masood đã gửi một tin nhắn mã hóa qua ứng dụng WhatsApp. Và hiện cảnh sát vẫn chưa giải mã được mẩu tin này. Sở Cảnh Sát London tuyên bố, không có bằng chứng nào cho thấy Khalid Masood, kẻ gây ra vụ tấn công bên ngoài trụ sở Quốc hội Anh, có liên quan tới IS.

Nhưng Chỉ huy lực lượng cảnh sát chống khủng bố, ông Mark Rowley vẫn khuyến cáo, phải tiếp tục tìm hiểu xem liệu Khalid Masood (tên khai sinh là Adrian Russell Ajao) có thực sự hành động một mình hay có kẻ khác kích động, ủng hộ hoặc chỉ đạo hắn. 

Tuần tra trên đường Whitehall sau vụ tấn công khủng bố ở khu vực tòa nhà Quốc hội.
Tuần tra trên đường Whitehall sau vụ tấn công khủng bố ở khu vực tòa nhà Quốc hội.

Tuy nhiên, tờ The Guardian lại đưa tin, Khalid Masood từng bị đưa vào danh sách cực đoan tiềm năng năm 2010, nhưng hắn lại không nằm trong “tầm ngắm” của cảnh sát. Đồng thời dẫn thông tin của cơ quan chức năng Anh cho biết, khoảng 3.000 người Anh, chủ yếu là người Hồi giáo, bị tình nghi có khả năng thực hiện tấn công khủng bố.

Trong đó khoảng 500 người đang là đối tượng điều tra của MI5 và chỉ ít người là mục tiêu phải giám sát trực tiếp, nhưng Khalid Masood lại không nằm trong danh sách này. Giới truyền thông dẫn lời một số quan chức Anh thừa nhận, họ thiếu thông tin về kẻ tấn công khủng bố London. Cảnh sát cũng cho biết, trước vụ tấn công hôm 22-3, Khalid Masood không nằm trong diện bị điều tra, cho dù hắn từng phạm nhiều tội.

Và thừa nhận, mặc dù đã có nhiều kế hoạch phòng thủ chặt chẽ, nhưng vẫn khó ngăn chặn một kẻ tấn công đơn độc chỉ trang bị xe hơi và dao. Cảnh sát không rõ Khalid Masood cải sang Hồi giáo khi nào - chỉ đoán có thể trở nên cực đoan từ khi còn ở trong tù.../.

Hơn 10 ngày trước (19-3), Anh đã tiến hành diễn tập giải cứu con tin, chống khủng bố trên sông Thames, với tình huống giả định một tàu du lịch bị khủng bố cướp, du khách bị khống chế làm con tin. Và đó là lần đầu tiên một cuộc diễn tập chống khủng bố trên sông được London tiến hành.
Trước đó, Anh từng diễn tập chống khủng bố (trong 2 ngày 30-6 và 1-7-2015) tại trung tâm London để tạo cơ hội thử nghiệm khả năng phối hợp giữa cảnh sát với các cơ quan khẩn cấp và chính phủ trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công khủng bố.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.