Cảng Trạm Giang (Trung Quốc) tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc cần chủ động có biện pháp ứng phó phù hợp khi Cảng Trạm Giang (Trung Quốc) tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Ảnh minh họa
Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc cần chủ động có biện pháp ứng phó phù hợp khi Cảng Trạm Giang (Trung Quốc) tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ NN&PTNT đề nghị các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình và có biện pháp ứng phó phù hợp.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Bộ NN&PTNT) ngày 11/6 đã có công văn gửi các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng thông tin về việc cảng Trạm Giang- Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh.

Văn bản của Bộ NN&PTNT cho biết, theo thông tin đăng tải trên website của tờ báo Undercurrentnews (địa chỉ: https://www.undercurrentnews.com/2021/06/04/chinese-shrimp-hub-suspends- frozen-seafood-imports-from-several-asian-countries/), cảng Trạm Giang (thuộc TP Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) sẽ tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ 11 quốc gia (trong đó có Việt Nam) từ ngày 20/6/2021 đến ngày 15/7/2021.

Ngay sau khi nhận được thông tin nêu trên, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã chủ động liên hệ, trao đổi với đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh và được biết do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại tỉnh Quảng Đông, nhiều thành phố thuộc tỉnh này như Thâm Quyến, Quảng Châu, Phật Sơn, Trạm Giang... đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại cảng biển.

Riêng tại cảng Trạm Giang, doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng (Công ty cổ phần Tập đoàn cảng Trạm Giang) đã quyết định tạm dừng tiếp nhận hàng đông lạnh, chủ yếu là thủy sản từ 11 quốc gia: Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Butah, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cmpuchia và Mông Cổ từ ngày 20/6/2021 đến ngày 15/7/2021.

Quyết định này được cho là đưa ra tại cuộc họp giữa doanh nghiệp này với đại diện một số hiệp hội và khoảng 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, logistics… tại cảng Trạm Giang ngày 03/6/2021.

Theo Bộ NN&PTNT, đây là quyết định của doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng; cho tới nay chưa thấy quy định tương tự nào của cơ quan quản lý nhà nước Quảng Đông hoặc Chính phủ Trung Quốc về việc này.

“Quyết định này không nhằm vào riêng Việt Nam mà là hàng đông lạnh của các nước châu Á hoặc Đông Nam Á có nhiều giao dịch tại cảng này. Lý do chính là năng lực lưu thông, bốc dỡ hàng hóa của cảng bị ảnh hưởng do triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng dịch cho nhân viên, công nhân làm việc tại cảng...” - Công văn của Bộ NN&PTNT nhận định.

Chính vì vậy, để tránh các khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình xuất khẩu thủy sản vào cảng Trạm Giang, Trung Quốc, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình và có biện pháp ứng phó phù hợp.

Đồng thời nghiêm túc thực hiện các văn bản hướng dẫn trong thời gian vừa qua của Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về duy trì điều kiện bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống Covid-19 khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam kịp thời thông báo, phổ biến tới các doanh nghiệp thành viên có chế biến, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc nội dung nêu trên, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp chủ động có biện pháp ứng phó phù hợp.

Đọc thêm

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..