Cần tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế tự chủ bệnh viện

Các khách mời tại tọa đàm.
Các khách mời tại tọa đàm.
(PLVN) - Đây là ý kiến được các khách mời đưa ra tại tọa đàm “Tự chủ bệnh viện thế nào để phục vụ người dân tốt hơn” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 14/11.

“Chưa có văn bản pháp quy rõ ràng nên rất dễ sai phạm”

Tại đây, các chuyên gia, nhà quản lý đã phân tích, đánh giá thực trạng việc triển khai tự chủ bệnh viện thời gian qua, từ đó có những đề xuất phù hợp hơn với thực tiễn.

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, Bệnh viện đang gặp khó khăn ở cả bốn vấn đề chính của tự chủ toàn diện gồm tổ chức bộ máy và nhân sự; đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản; tài chính, tiền lương và giá dịch vụ y tế; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Trong 2 năm thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện (2020, 2021) những khó khăn này không bộc lộ do số lượng bệnh nhân giảm rất nhiều vì dịch và giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, từ quý II/2022 khi dịch COVID-19 được kiểm soát trên cả nước, số lượng bệnh nhân tăng đột biến dẫn tới tình trạng không đủ máy móc, thiết bị phục vụ khám chữa bệnh.

Trong khi đó, nhiều máy móc thiết bị, đặc biệt là máy phục vụ chẩn đoán điều trị ung bướu và y học hạt nhân như Pet CT, cộng hưởng từ, xạ phẫu, các máy hiện đại phục vụ phẫu thuật như thiết bị vi phẫu, robot... phải lưu kho vì liên quan đến những sai phạm trong vấn đề liên doanh liên kết hoặc hết hợp đồng.

Khó nhất hiện tại là nguồn tài chính chênh lệch thu chi để duy trì hoạt động của Bệnh viện rất thấp do Bệnh viện thí điểm tự chủ toàn diện nhưng toàn bộ giá dịch vụ kỹ thuật y tế Bệnh viện thu đúng bằng giá bảo hiểm y tế - giá này vẫn chưa được tính đúng tính đủ.

"Bệnh viện không ngại làm, không phải không dám làm tự chủ toàn diện mà khó nhất là chưa có văn bản pháp quy rõ ràng nên rất dễ sai phạm. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện”, PGS.TS Đào Xuân Cơ cho biết.

Trong khi đó, GS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, cơ chế tự chủ toàn diện có điểm mạnh là cơ hội giải phóng khỏi cơ chế hoạt động cũ, tự chủ về chuyên môn, tự chủ về tổ chức, tự chủ về tài chính nhưng thực tế những điều này đang còn vướng.

Các thách thức Bệnh viện phải đối mặt rất nhiều, như không có vốn để đầu tư, giá viện phí chưa được tính đúng tính đủ, bệnh nhân phải chi trả phí điều trị cao hơn cho dịch vụ khám chữa bệnh.

Bệnh viện chịu áp lực phải nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và cạnh tranh với các bệnh viện tư nhân để thu hút bệnh nhân.

"Thực tế, dù tự chủ hay không thì bệnh nhân đến Bệnh viện K vẫn đông. Hiện, số bệnh nhân đến khám, điều trị tại BV tăng 30-40% so với trước. Bệnh viện đã quá tải, tuy nhiên nguồn thu giảm 1/3 so với trước”, GS.TS. Lê Văn Quảng chia sẻ.

Giám đốc Bệnh viện K cũng cho biết, Bệnh viện K đang gặp khó khăn về tài chính do đang xây dựng cơ sở K1, ở giai đoạn xây thô và cần 1.020 tỷ đồng để hoàn thiện.

Nếu tự chủ toàn diện, Bệnh viện không lo được nguồn vốn này. “Hiện tại Bệnh viện K vẫn đáp ứng được nhu cầu điều trị, vẫn cố được nhưng cũng không biết cố được đến bao giờ…”, GS.TS. Lê Văn Quảng bộc bạch.

Phải bảo đảm các điều kiện về thể chế, tổ chức thực hiện và cơ chế giá

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, giao cho cơ sở tự chủ toàn diện mà họ chưa đủ điều kiện thì “lợi bất cập hại”.

Theo ông Lợi, để tự chủ toàn diện, phải bảo đảm các điều kiện về thể chế, tổ chức thực hiện và vấn đề cơ chế giá.

Đối với các BV tuyến cuối như BV Bạch Mai, BV K, cần phải đầu tư để hiện đại hóa công nghệ, để chăm sóc, điều trị những bệnh nặng, đồng thời các BV này cũng phải có nhiệm vụ chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại cho tuyến dưới và phải bảo đảm an sinh xã hội. Đó là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước.

GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương, cho rằng chủ trương tự chủ là cần thiết nhưng hoạt động tự chủ theo nhóm nào thì bệnh viện phải đủ điều kiện, tự quyết định và phải tự chịu trách nhiệm trước người bệnh.

GS.TS. Nguyễn Anh Trí khuyến nghị chỉ nên tự chủ ở mức chi thường xuyên, chi một phần, không nên tự chủ toàn diện đối với các BV công lập.

TS. Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng cho rằng tự chủ là nhu cầu tất yếu của các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng tự chủ bệnh viện phải công bằng, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân tốt hơn. Đặc biệt, bệnh viện vẫn phải đảm bảo chính sách an sinh xã hội.

TS. Nguyễn Huy Quang cùng các khác mời tham gia tọa đàm cho rằng đang có vướng mắc về cơ chế, cần tháo gỡ.

“Nếu chúng ta xử lý được tất cả những vấn đề trên thì thể chế là con đường thênh thang rộng mở để cho giám đốc các bệnh viện có thể thỏa sức sáng tạo trên nền pháp chế đó. Từ đó chúng ta có thể phát triển bệnh viện một cách bền vững và người thụ hưởng chính là người dân. Mà đây cũng chính là chủ trương mà Đảng và Nhà nước ta thực hiện đúng chính sách an sinh xã hội, nhân văn, nhân đạo, nhân bản”, TS. Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...