“Cẩn thận trước cái “bẫy” của ODA“

“Cẩn thận trước cái “bẫy” của ODA“
(PLO) - Con số nợ công ở mức đáng lo ngại, nhưng QH không có giám sát về ODA, người đóng thuế để trả nợ công không biết gì về việc sử dụng ODA, thậm chí nhiều cán bộ cấp xã còn hiểu lệch lạc rằng ODA là cho không, là vay càng nhiều càng tốt… đó là những vấn đề mà theo ĐB Lê Thị Nga, QH phải nghiêm túc nhìn lại.
Trong phần phát biểu của mình về tình hình kinh tế, xã hội năm 2014, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp - ĐB Lê Thị Nga không phủ nhận con số  78 tỉ USD từ nguồn vốn ODA trong hơn 20 năm qua đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chương trình, dự án ODA đạt chất lượng tốt. 
Tuy nhiên, bà cũng cho rằng cần phải nhìn vào thực tế với nhiều  bất cập đã phát sinh. Đó là  câu chuyện thất thoát, lãng phí, tham nhũng, là  xu hướng thích dùng ODA, gắn liền với lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kì, bệnh thành tích ở một số nơi, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình, làm mất uy tín của VN với nhà tài trợ.
Điều đáng lo ngại theo ĐB Nga là những vụ vi phạm lớn lại chỉ được phát hiện do phía nước ngoài. Nguyên nhân của hiện tượng đáng lo ngại này, theo  Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp là do cơ chế kiểm tra, giám sát của chúng ta chưa chặt chẽ.  
Bà cũng nhận định hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh ODA còn phức tạp, phân tán, hiệu lực pháp lý thấp, lại vừa có khả năng thực hiện tùy nghi. Và đó là lý  do khiến cho tình trạng xin - cho, "cò dự án", tiêu cực, tham nhũng… vẫn có cơ hội phát triển. 
Đặc biệt, trong phát biểu của mình, bà Nga nhấn mạnh: Hành lang pháp lý bộc lộ 2 điểm yếu rất cơ bản: QH nơi chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công, và người dân - chủ thể phải đóng thuế và trả nợ cuối cùng gần như đứng ngoài quy trình ODA".
“ODA là một phần của đầu tư công và nợ công, lại tác động đến vị thế và uy tín quốc gia, nhưng trách nhiệm giám sát của QH chưa được coi trọng. 20 năm qua, mặc dù đã xảy ra không ít vụ gây chấn động dư luận, nhưng QH chưa một lần giám sát tối cao về ODA. UB Kinh tế và UB Tài chính - Ngân sách cũng chưa lần nào giám sát chuyên đề này. Các năm 1999, 2003, UB Đối ngoại có 2 lần giám sát; năm 2006 khi xảy ra vụ PMU18 UB Đối ngoại một lần nữa báo cáo lại các kiến nghị giám sát của lần trước nhằm khắc phục những sai phạm. Đáng tiếc những kiến nghị này đến nay vẫn chưa được tiếp thu đầy đủ" – bà Nga thẳng thắn phát biểu.
Thêm minh chứng cho mối lo ngại về quản lý ODA, ĐB Nga nói: “Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã rất bức xúc: "Tôi dám chắc có một tỉ lệ không nhỏ cán bộ và người dân, đặc biệt là lãnh đạo địa phương còn hiểu một cách rất sơ đẳng rằng: ODA là cho không, vay được càng nhiều càng tốt, bất chấp khả năng trả nợ". Thưa QH! Đây là thực tế rất đáng lo ngại".
ĐB Nga cũng cho rằng những hạn chế này không chỉ thể hiện ở một bộ phận người dân, mà còn thể hiện  trong việc quản trị khu vực công, chưa kiểm soát được thất thoát, lãng phí, tham nhũng nên đã góp phần làm cho một số dự án mặc dù vay giá rẻ, nhưng đã trở nên vô cùng đắt đỏ. 
"Bất cứ quốc gia nào, nếu phụ thuộc lâu dài vào ODA thì đó là thất bại của chiến lược phát triển…  Có nhà kinh tế ví ODA như là "sát thủ kinh tế", là "bẫy ODA"" - bà nhấn mạnh.
Trước nhận định việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ODA là hết sức cấp bách, nhất là trong tình hình nợ công và tham nhũng hiện nay,  ĐB Nga đề nghị QH cần ban hành luật quản lý, sử dụng ODA.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...