Cận Tết, không tự ý làm đẹp bằng tiêm silicon lỏng không rõ nguồn gốc

(PLVN) - Mặc dù các bác sĩ đã khuyến cáo về các trường hợp nguy cơ xảy ra biến chứng do tiêm silicon trôi nổi trên thị trường, nhưng không ít nạn nhân dở khóc dở cười khi đặt lòng tin, tiêm silicon lỏng “đội lốt” hàng Thái xách tay, khiến gương mặt, môi, má bị cứng đơ, nổi mụn khắp vùng ngực, lưng.... 

Tiêm silicon lỏng “đội lốt” hàng Thái xách tay

Thời điểm cuối năm được xem là dịp để nhiều người làm đẹp, đặc biệt là chị em phụ nữ. Đáng nói, nhiều người “bất chấp” rủi ro, lựa chọn các phương pháp làm đẹp “tiện dụng” và “rẻ tiền” để giải quyết nhu cầu làm đẹp đón Tết gây hậu quả khôn lường...

Mới đây bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc (Quận 1, TP.HCM) vừa tiếp nhận bệnh nhân N.D.T (20 tuổi, quê Trà Vinh). Bệnh nhân tiêm dung dịch silicon lỏng không rõ nguồn gốc, khiến gương mặt, môi, má bị cứng đơ như khối bê tông, ngực, lưng mọc mụn bọc chi chít...

Bệnh nhân cho biết, đã mua silicon lỏng với giá hời ngoài chợ và được giới thiệu là “mỡ nhân tạo nhập từ Thái Lan” với tác dụng “làm đẹp thần kỳ”, xấu chỗ nào tiêm chỗ ấy, cách sử dụng thì vô cùng đơn giản, không cần ủ tê, chỉ cần dùng cồn bôi lên vùng da cần tiêm và thực hiện bơm silicon vào chỗ muốn đẹp là được. Sau đó, anh T. cùng hội nhóm LGBT và chị em phụ nữ trong xóm ra nhà kho cùng trải nghiệm loại “thần dược” này. 

Cũng theo bệnh nhân T., để tiết kiệm chi phí, cả nhóm quyết định dùng chung một ống tiêm và không dùng thêm bất kì dụng cụ vô trùng nào, cũng không cần tìm đến giới chuyên môn hay bác sĩ tham khảo ý kiến. “Trong quá trình tự tiêm, nếu bất kì ai cảm thấy đau nhức, khó chịu sẽ dùng cồn lỏng để bôi sát trùng, thậm chí nếu silicon bị trào ra thì sẽ khắc phục tức thì bằng “keo con voi” để dán lại”, anh T. nói. 

Tuy nhiên, sau khi tiêm chích silicon không rõ nguồn gốc vào cơ thể, không ít người trong nhóm anh T. đã xảy ra biến chứng nặng nề, có người bị hoại tử vùng tiêm silicon, hoại tử ngực,... Trường hợp của a T. được cho là một trong những trường bị biến chứng tức thì sau khi tiêm “silicon Thái” ở địa phương nhưng may mắn là được phát hiện và điều trị. 

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Tú Dung (người trực tiếp thăm khám và điều trị, bệnh nhân) cho biết: “Chỉ sau vài tiếng kể từ khi tiêm silicon vào vùng rãnh má và môi, T. bị sốt cao, cả người co giật, gương mặt ê buốt và sưng phồng. Vùng má bị cứng đơ, đỏ bừng như nổi gân máu. Gia đình cho em uống thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt liên tục nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm”.

Lo sợ bản thân bị kích ứng do silicon lỏng, anh T. thúc giục người thân đưa tới cơ sở thẩm mỹ viện gần nhà để hút silicon lỏng ra khỏi cơ thể. Toàn bộ quá trình hút silicon diễn ra không được gây mê, anh T. vật vã, cắn răng chịu đựng “hút silicon sống” suốt hai giờ đồng hồ. 

Sau quá trình nạo hút, kỹ thuật viên cho anh T. đơn thuốc về nhà uống. Nhưng đến khi hết thuốc, tình trạng của T. không có chuyển biến gì mà lại trở nên căng cứng và sưng to gấp đôi so với ban đầu, nghiêm trọng hơn T. cảm nhận được từng dòng Silicon lỏng vẫn đang tồn tại trên mặt và chảy từ rãnh mũi má xuống mép miệng.

Ba tháng sau, anh T. đến một bệnh viện ở TP. HCM để tiếp tục nạo silicon vùng mặt. Lúc này silicon đã lan rộng hết hai bầu má, khiến mặt cứng đơ, môi hếch và miệng không thể cười.

“Bác sĩ bảo silicon trên mặt tôi vón cục như đá cuội nên phải nạo ra. Nhưng mà silicon nhiều quá nạo không hết đâu. Kiểu này sống cả đời với silicon đi.”, anh T. kể lại. Khi cơ thể bắt đầu với những biến chứng và biểu hiện nghiêm trọng hơn, silicon đóng khối khiến anh T. không thể mở miệng nói chuyện và ăn uống bình thường. Nguyên vùng cổ và lưng bị lên mụn bọc dày đặc, nhiều chỗ bị lở loét.

Đừng hủy hoại cơ thể vì hàng rẻ, không rõ nguồn gốc...

Tại Bệnh viện JW Hàn Quốc, qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ Tú Dung nhận thấy silicon nổi lợn cợn và lan xa hơn nửa khuôn mặt, mẩn đỏ và mụn mọc chi chít gây mưng mủ khắp người. Ngay lập tức, bác sĩ Tú Dung chỉ định mổ khẩn nạo vét silicon vùng mặt và môi, kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân.

Bác sĩ Tú Dung cho biết: “Silicon đóng thành từng khối cứng như bê tông, ngấm sâu và thẩm thấu từ lớp biểu bì da vào tận mô cơ, gây viêm nặng. Silicon lan rộng gây tê cứng hoàn toàn vùng miệng, khiến môi căng cứng, sưng to, phồng rộp và bị tím tái. Quá trình bóc tách vô cùng khó khăn vì silicon lỏng, vón cục và hòa lẫn vào mô hoại tử, do đó rất khó để phân biệt. Cả ê-kíp đã phải tỉ mỉ vét sạch từng chút các mảnh silicon công nghiệp dính chặt trong các thớ thịt của bệnh nhân, bơm rửa và làm sạch toàn bộ ổ dịch trong máu để tránh nguy cơ hoại tử gương mặt.”

Bác sĩ Tú Dung thăm khám và tư vấn bệnh nhân trước phẫu thuật
Bác sĩ Tú Dung thăm khám và tư vấn bệnh nhân trước phẫu thuật 

Sau ca phẫu thuật kéo dài suốt 3 giờ, hiện sức khỏe anh T. đã ổn định và được tiếp tục tiêm truyền kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bác sĩ Tú Dung phẫu thuật nạo silicon cho bệnh nhân T
Bác sĩ Tú Dung phẫu thuật nạo silicon cho bệnh nhân T 

Qua trường hợp trên, bác sĩ Tú Dung khuyến cáo, vì lợi ích cá nhân mà hàng loạt con buôn, spa, thẩm mỹ viện không giấy phép bất chấp làm việc trái pháp luật và đạo đức. Thực chất, không có bất kỳ sản phẩm nào gọi là “mỡ nhân tạo Thái Lan”, tất cả chỉ là chiêu trò dụ dỗ khách hàng. Đáng nói, nhiều người ham “rẻ”, bỏ qua quy trình an toàn trong thẩm mỹ, theo đuổi các phương pháp làm đẹp tức thời mà không màng biến chứng, để rồi nhận hậu quả đáng tiếc. Từ đó, khiến giá trị thật của thẩm mỹ bị phai mòn.

“Khách hàng nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định làm đẹp. Tốt nhất là đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình để được các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tư vấn và thực hiện, tránh hệ lụy khôn lường gây thương tật suốt đời, thậm chí tử vong”, bác sĩ Tú Dung nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.