Cần tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ hòa giải viên

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu tại buổi họp
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu tại buổi họp
(PLO) - Đây là quan điểm được nhiều đại biểu nêu lên tại cuộc họp góp ý dự thảo Đề án nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên (HGV) ở cơ sở giai đoạn 2018 – 2022 diễn ra vào ngày 4/10 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu. 

Việc nâng cao năng lực cho đội ngũ HGV ở cơ sở để hoạt động chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới là mục tiêu trọng tâm được nhiều đại biểu đồng tình trong suốt cuộc họp góp ý về dự thảo Đề án. Theo đó, đại diện lãnh đạo Vụ Phổ biến Giáo dục, pháp luật (PBGDPL) đã trình bày tóm tắt mục tiêu cụ thể của Đề án, thời gian thực hiện Đề án, nhận diện một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về công tác hòa giải, xác định nhiệm vụ của đội ngũ HGV, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp có tính đặc thù, phạm vi triển khai thực hiện Đề án… 

Liên quan đến năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của các HGV, Luật sư Nguyễn Duy Lãm, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục, pháp luật (Bộ Tư pháp) nhận định cần phải hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho HGV cơ sở, đặc biệt phải chú trọng tập huấn, bồi dưỡng cho người giỏi, đào thải người yếu kém. 

Đồng tình với các ý kiến của các đại biểu về việc cần thiết xây dựng Đề án, tuy nhiên nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cũng đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc tính khả thi của Đề án khi đặt ra mục tiêu các cơ sở đạt tỉ lệ hòa giải thành đạt là 100%, trong khi các địa phương yếu, kém vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.  

Tại cuộc họp, rất nhiều ý kiến của các đại diện Sở Tư pháp địa phương đã đưa ra những đề xuất thẳng thắn, mạnh dạn nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ HGV. Ông Lữ Mai Thanh Tùng, Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp Hà Nam đề xuất nên xây dựng mức chi phí riêng để hỗ trợ các HGV, thu hút các HGV có chuyên môn, nghiệp vụ và có kỹ năng về làm việc. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp Hà Nam cũng kiến nghị nên thành lập một đội ngũ các chuyên gia với vai trò hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn cho các HGV nếu gặp phải vướng mắc. 

Đồng tình với đề xuất này, Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc Phan Thị Ngọc Bích cũng phản ánh tỉnh đã xây dựng được nghị quyết cho công tác hòa giải, đã xây dựng được mức chi phí cho các tổ hòa giải nhưng chưa có chi phí thù lao cho các HGV. Về tính khả thi của Đề án, ngoài các giải pháp đã nêu trong Đề án thì đại diện tỉnh Vĩnh Phúc cũng đề nghị nên nghiên cứu thêm giải pháp mang tính thu hút, hỗ trợ và có chính sách động viên để khuyến khích đội ngũ HGV tích cực tham gia hòa giải ở cơ sở.

Đại diện tỉnh Lạng Sơn thì thẳng thắn nhận định việc triển khai luật ở cơ sở hiện nay còn gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn nên kiến nghị Đề án nên đơn giản hóa, giảm bớt các thủ tục văn bản rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi để các HGV và người dân dễ dàng tổ chức hóa giải.

Ngoài ra, rất nhiều ý kiến cho rằng Bộ Tư pháp nên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn cho các HGV mới, còn những HGV có năng lực, nghiệp vụ, chuyên môn cao thì có thể tự bổ sung kiến thức qua các tài liệu bồi dưỡng. Chính vì thế, việc xây dựng tài liệu tập huấn tiêu chuẩn mà bất cứ ai cũng có thể khai thác là một nhiệm vụ quan trọng, nhất là các lĩnh vực về nghiệp vụ hòa giải, kỹ năng hòa giải, các tình huống hòa giải điển hình… 

Cùng quan điểm với các đại diện tham dự cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhất trí với tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực của HGV và thẳng thắn chỉ ra công tác hòa giải cơ sở vẫn còn kém hiệu quả, đặc biệt là do năng lực trình độ của đội ngũ HGV chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, Đề án cần xây dựng các giải pháp để nâng cao năng lực đội ngũ HGV: bổ sung nhân lực giỏi, tập huấn hướng dẫn nâng cao, tạo diễn đàn để các HGV trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ kinh phí để thu hút người tài giỏi vào làm việc… 

Ngoài ra, Ban soạn thảo cần rà soát, xác định mục tiêu trọng tâm của Đề án, cân nhắc các chỉ tiêu thời hạn thực hiện để đảm bảo tính khả thi. Thứ trưởng đề nghị giữ nguyên thời gian thực hiện Đề án là 4 năm; thực hiện chỉ đạo điểm ở 8 tỉnh và lựa chọn số ít các xã, phường mang tính đại diện của địa phương đó. Về sản phẩm, các tập huấn viên phải có chương trình tài liệu riêng và phải số hóa, chỉ in cho những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Đồng thời phải đẩy mạnh việc tổ chức các diễn đàn, hội nghị để nâng cao năng lực của các HGV; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; phân công rõ ràng trách nhiệm thực hiện Đề án của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan… 

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL bám sát thực tiễn

(PLVN) - Sáng 2/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)” với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL và ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Đọc thêm

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp
(PLVN) - Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể từ ngày 1/6/2023, bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp sẽ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trong thời hạn 5 năm.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Quảng Ngãi

Lãnh đạo Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trình bày tại hội
(PLVN) - Mới đây, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp cùng Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cho hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp địa phương.

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng quà tại Thanh Hóa

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6
(PLVN) - Nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, ngày 27.5 , đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đã thăm và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại khu phố Sơn Để, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Cùng đi có lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện các đoàn thể, cá nhân.

Tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông chính sách

TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 31/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp
(PLVN) -Vừa qua, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo trọng điểm: “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do PGS.TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và PGS.TS. Cao Thị Oanh – Trưởng Khoa Pháp luật hình sự chủ trì. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2023.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật triển khai Đề án 06

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 29/5, Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp thảo luận, lấy ý kiến dự thảo tài liệu hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) triển khai Đề án 06 do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Tổ phó thường trực Tổ công tác chủ trì.

Bổ sung quy định ngăn chặn lợi dụng giao dịch điện tử để vi phạm pháp luật

Đại biểu Trần Thị Thu Phước phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Thời gian qua, các hình thức tội phạm lợi dụng giao dịch điện tử ngày càng đa dạng và tinh vi. Vì vậy, thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tại hội trường Quốc hội ngày 30/5, đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong việc kiểm soát và loại bỏ các nội dung vi phạm pháp luật trên nền tảng số, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc giám sát, xử lý các hành vi vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.

Nữ Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng tận tuỵ, hết mình vì người dân

Chị Bùi Thị Bích Phượng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng

(PLVN) - Với sáng kiến kết hợp 2 trong 1, vừa cải chính hộ tịch trong Giấy khai sinh, Giấy Chứng nhận kết hôn - Cấp trích lục kết hôn (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện của Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng, Hà Nội, công dân chỉ mất 3 ngày để chờ đợi thủ tục hoàn tất và nhiều nhất là 2 lần đi lại để nộp hồ sơ, nhận kết quả. Và khi nhận kết quả, công dân sẽ nhận đồng thời 2 loại giấy tờ, đó là: Trích lục cải chính, thay đổi hộ tịch và Giấy khai sinh (bản sao) hoặc Trích lục Kết hôn (bản sao).