Điện tử hóa để giảm gánh nặng báo cáo trong xử lý vi phạm hành chính

(PLO) - Đây là mục tiêu được đề ra đối với việc xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 10/2015/TT-BTP quy định về chế độ báo cáo trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. 

Để góp phần tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư trước khi trình Bộ trưởng xem xét, ban hành, hôm nay - 4/10 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Thông tư với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh

Hoạt động này nhằm thiết thực triển khai Quyết định số 559/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”.

Yêu cầu nhiều thông tin không thật sự cần thiết

Hơn 3 năm trước, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 10 làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương thực hiện thống nhất chế độ báo cáo về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước. 

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước kịp thời nắm bắt, theo dõi các thông tin, tình hình về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật. Qua đó, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, thực tiễn triển khai thực hiện Thông tư 10 trong 3 năm quan đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, gây khó khăn cho việc tổng hợp số liệu và báo cáo trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. 

Chẳng hạn, Thông tư 10 không quy định cơ quan được quản lý theo ngành dọc là những cơ quan nào mà chỉ ví dụ một số cơ quan như Hải quan, Thuế…, gây lúng túng cho địa phương trong việc áp dụng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu báo cáo, đặc biệt là chỉ tiêu báo cáo trong công tác theo dõi thi hành pháp luật chủ yếu còn mang tính định tính, dẫn tới việc đánh giá, nhận xét và kiến nghị trong báo cáo còn mang tính chung chung, chủ quan, thậm chí thiếu chính xác. 

Đáng nói là Đề cương báo cáo và các biểu mẫu kèm theo Thông tư 10 yêu cầu nhiều thông tin, trong đó có những thông tin không thật cần thiết, các chỉ tiêu trong các biểu mẫu phức tạp, nhiều nội dung khó thực hiện.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cho rằng những hạn chế, bất cập trên cần phải sửa đổi. Hơn nữa, ngày 24/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 559/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”. 

Điện tử hóa để giảm gánh nặng báo cáo trong xử lý vi phạm hành chính ảnh 1
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại Hội thảo

Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp tiến hành rà soát, xây dựng và thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, bảo đảm mục tiêu giảm tối thiểu 20% số báo cáo định kỳ không phù hợp với yêu cầu quản lý, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lặp, không cần thiết, tiết kiệm chi phí trong thực hiện chế độ báo cáo.

Việc Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 15 nhằm đáp ứng các đòi hỏi này thể hiện nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, sự cần thiết phải thay thế Thông tư 10.

Cắt giảm thủ tục không cần thiết  

Cũng theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, việc sửa đổi sẽ theo hướng đơn giản các biểu mẫu, lược bỏ những chỉ tiêu báo cáo trùng lặp không cần thiết. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin phù hợp với thực tế, bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thống nhất, hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. 

Điện tử hóa để giảm gánh nặng báo cáo trong xử lý vi phạm hành chính ảnh 2
Ông Trần Quốc Toàn kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết

Đồng tình, Phó Trưởng phòng Phòng 6 (Cục Pháp chế và cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an) Trần Quốc Toàn nhận định: Sau 3 năm triển khai thực hiện, Thông tư 15 đã phát sinh những hạn chế, bất cập, gây khó khăn cho việc tổng hợp số liệu và báo cáo trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả chế độ báo cáo cần phải sửa đổi cho phù hợp, trong đó sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, từ đó giảm gánh nặng trong chế độ báo cáo.

Góp ý cho định hướng sửa đổi trong chế độ báo cáo, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan) Trịnh Thanh Hải thẳng thắn cho rằng, chế độ báo cáo bằng giấy đã không còn phù hợp mà cần thay thế bằng điện tử. Hiện nay, Hải quan các địa phương phải báo cáo định kỳ trên 200 báo cáo, mỗi một lĩnh vực lại phải thực hiện báo cáo nên khối lượng báo cáo khổng lồ, mất nhiều thời gian và công sức. 

Điện tử hóa để giảm gánh nặng báo cáo trong xử lý vi phạm hành chính ảnh 3
Bà Trịnh Thanh Hải nhấn mạnh sự cần thiết phải điện tử hóa

Bởi thế, bà Hải nhấn mạnh, cần triển khai cải cách, tinh giảm chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thông qua điện tử hóa, ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, mỗi bộ, ngành cần chung tay xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính. Muốn vậy, các chỉ tiêu thông tin tại dự thảo Thông tư cần có tính ổn định để có cơ sở để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, làm tiền đề định hướng xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Sáng 30/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã chủ trì Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cùng dự.

Đọc thêm

Trường Đại học Luật Hà Nội: Hành trình mang màu áo xanh thanh niên đến những nơi còn nhiều khó khăn

Trường Đại học Luật Hà Nội: Hành trình mang màu áo xanh thanh niên đến những nơi còn nhiều khó khăn
(PLVN) -Để chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCSHCM và tháng Thanh niên, từ ngày 26/3 đến ngày 28/3, Đoàn công tác của Trường Đại học Luật Hà Nội do TS. Đoàn Trung Kiên – Hiệu trưởng Nhà trường làm Trưởng đoàn đã tổ chức chương trình “Xuân nhân ái năm 2023” tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Chuẩn bị sơ kết công tác THADS, theo dõi THAHC 6 tháng đầu năm 2023

Chuẩn bị sơ kết công tác THADS, theo dõi THAHC 6 tháng đầu năm 2023
(PLVN) - Bộ Tư pháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác THADS, theo dõi THAHC 6 tháng đầu năm 2023. Hội nghị được tổ chức trong thời gian 1 ngày, thứ Ba ngày 18/4/2023 bằng hình thức giao ban trực tuyến đa phương tiện tại điểm cầu Trung ương và 63 điểm cầu tại địa phương. Điểm cầu Trung ương tại trụ sở Bộ Tư pháp.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ
(PLVN) -Sáng 28/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan về việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Đồng Tháp: Phát huy vai trò, thế mạnh từng đơn vị trong phối hợp tuyên truyền pháp luật

Đồng Tháp: Phát huy vai trò, thế mạnh từng đơn vị trong phối hợp tuyên truyền pháp luật
(PLVN) -  Ý thức được tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hiệu quả của công tác phối hợp, nhiều năm qua ngành Tư pháp Đồng Tháp đã đề ra nhiều giải pháp phát huy hiệu quả công tác phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, góp phần đưa pháp luật đến gần dân.

Đoàn Thanh niên Báo Pháp luật Việt Nam cùng "sơn lại tường cho trường em"

Đoàn Thanh niên Báo Pháp luật Việt Nam cùng "sơn lại tường cho trường em"
(PLVN) - Thiết thực kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) và hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2023, mới đây, Đoàn Thanh niên Báo Pháp luật Việt Nam cùng nhà tài trợ -  Công ty TNHH Sơn Pasco Việt Nam đã phối hợp, đồng hành cùng Chi đoàn Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Thái Nguyên... trong chương trình thiện nguyện Tháng 3.

Cuộc đời như chuyện phim của ông chủ Khu suối nước khoáng nóng Trạm Tấu

Vũ Mạnh Cường - ông chủ của Khu Suối nước khoáng nóng Trạm Tấu (Ảnh Trần Giáp)
(PLVN) - Tôi cũng không hiểu cơ duyên nào đã đưa  chúng tôi đến với mảnh đất Trạm Tấu (Yên Bái) này, và cũng không hiểu cơ duyên nào đã đưa tôi đến Khu Suối khoáng nóng Trạm Tấu, đưa chúng tôi gặp Vũ Mạnh Cường - ông chủ của Khu Suối khoáng nóng Trạm Tấu - trong một hội họp rất đông người, để rồi chúng tôi có một cuộc phỏng vấn lúc đêm muộn, cho kịp chuyến xe về Hà Nội của tôi vào sáng sớm hôm sau.

Báo Pháp luật Việt Nam kết nạp Đảng viên mới

Báo Pháp luật Việt Nam kết nạp Đảng viên mới
(PLVN) -Ngày 24/3, tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, Chi bộ Khối Nội dung (Báo Pháp luật Việt Nam) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Trần Ngọc Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và đông đảo các đảng viên của Báo.

Bộ Công an: Đẩy mạnh hoàn thiện các “công cụ” để thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an.
(PLVN) - Việc bỏ sổ tạm trú, sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/1/2023 đã đem lại nhiều thuận lợi cho người dân nhưng thực tế vẫn có một bộ phận người dân phản ánh về khó khăn, phiền hà khi thực hiện thủ tục hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này sau gần 3 tháng triển khai, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an.