Cần nâng mức tạm ứng từ nguồn của Quỹ Trợ giúp pháp lý

Năm 2012, với hơn 3,2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của Quỹ Trợ giúp pháp lý (TGPL) Việt Nam, các đơn vị tiếp nhận đã có được nhiều hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ TGPL. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ là mức tạm ứng 30% giá trị hợp đồng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ quá thấp, trong khi nhiều địa phương không có nguồn kinh phí tạm ứng.

Năm 2012, với hơn 3,2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của Quỹ Trợ giúp pháp lý (TGPL) Việt Nam, các đơn vị tiếp nhận đã có được nhiều hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ TGPL. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ là mức tạm ứng 30% giá trị hợp đồng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ quá thấp, trong khi nhiều địa phương không có nguồn kinh phí tạm ứng.

Hình minh họa
Hình minh họa

Xác định tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho người thuộc nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý và người thực hiện TGPL, căn cứ vào đề xuất của các địa phương, Quỹ TGPL Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí cho 8 Trung tâm TGPL nhà nước tổ chức 16 lớp tập huấn cho gần 1.100 người.

Nội dung chủ yếu là tập huấn các kỹ năng TGPL, các văn bản, chính sách mới. Một số Trung tâm như Hà Tĩnh, Thái Bình, Thái Nguyên… còn mở các lớp tập huấn chuyên đề về Luật Tố tụng hành chính, các văn bản liên quan đến công tác giải quyết vụ việc TGPL nhằm giúp Câu lạc bộ TGPL giải quyết vụ việc phát sinh từ cơ sở, hạn chế vụ việc phức tạp, kéo dài.

Đối với công tác TGPL lưu động, từ nguồn kinh phí của Quỹ, các Trung tâm TGPL đã tiến hành được 324 đợt lưu động tại các thôn, xã, huyện với trên 18 nghìn người tham dự, giải quyết được khoảng 4.300 vụ việc.

Bằng nguồn hỗ trợ này, ngay từ đầu năm các đơn vị tiếp nhận đã xây dựng kế hoạch lưu động, phối hợp với các cơ quan, tổ chức tại địa phương để thực hiện bảo đảm hiệu quả.

Đặc biệt, một số Trung tâm TGPL chú trọng đến đối tượng được TGPL là phụ nữ theo quy định tại Thông tư số 07/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ nên đã mở các đợt lưu động tại các xã với 100% đối tượng là phụ nữ để tuyên truyền, TGPL trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và các vấn đề liên quan đến hôn nhân – gia đình…

Bên cạnh đó, Quỹ TGPL Việt Nam cũng hỗ trợ sinh hoạt cho 80 Câu lạc bộ TGPL thuộc 20 tỉnh, cho 62 cán bộ tham gia khóa đào tạo luật sư, cho 235 vụ việc phức tạp điển hình…

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Quỹ gặp một số khó khăn như nguồn kinh phí do ngân sách cấp cho Quỹ quá ít, chưa thể đáp ứng nhu cầu triển khai các hoạt động tại địa phương, đặc biệt là các hoạt động gắn với cơ sở; trong số kinh phí đã được sử dụng, hiệu quả sử dụng còn nhiều hạn chế (chất lượng vụ việc tư vấn pháp luật tại các đợt TGPL lưu động chưa thật tốt, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL còn hình thức).

Không những thế, dù đã có hệ thống các văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán khá đồng bộ nhưng vẫn có sự chưa thống nhất. Cụ thể là, đối với nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg thì mức tạm ứng là 80% giá trị hợp đồng, còn nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định tại Quyết định số 08/2008/QĐ-BTP lại chỉ được tạm ứng 30% giá trị hợp đồng, cho dù các hoạt động ở cả hai nguồn đều có tính chất giống nhau.

Chính mức tạm ứng thực hiện các hoạt động hỗ trợ chiếm 30% số kinh phí được duyệt là quá thấp, các địa phương đều là những địa phương khó khăn, không có nguồn kinh phí để hoạt động.

Vì vậy, đại diện Quỹ TGPL Việt Nam đề xuất, nâng mức tạm ứng kinh phí hỗ trợ lên từ 50 – 70% nhằm giúp cho các đơn vị nhận hỗ trợ có điều kiện tổ chức tốt hơn các hoạt động được hỗ trợ. Ngoài ra, cần tăng mức hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ đối với các hoạt động, nhất là các hoạt động TGPL lưu động, hoạt động bào chữa, đại diện và hoạt động tập huấn nghiệp vụ TGPL./.

Uyên San

Đọc thêm

Bộ Tư pháp Tổ chức truyền thông pháp luật và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mộc Châu

Ông Nguyễn Kim Tinh – Phó bí thư Thường trực Đảng Ủy bộ Tư pháp trao quà cho các cháu học sinh khó khăn của huyện Mộc Châu. (Ảnh Hải Anh)

(PLVN) - Sáng 11/5/2024, Công đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), cùng nhà tài trợ đã tới trường THCS 8/4 trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích cao trong học tập tại một số trường trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Hội thảo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Ông Hồ Quang Huy – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp, phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) -Ngày 10/5, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tổ chức hội thảo trao đổi, thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện nghị quyết số 110/2023 Quốc hội khóa XV.

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.
(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.

Hội nghị bàn tròn “Pháp luật và Đạo đức”: Đề xuất nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan

Hội nghị bàn tròn “Pháp luật và Đạo đức”: Đề xuất nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan
(PLVN) - Pháp luật và Đạo đức là những vấn đề luôn được các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu. Nhằm làm rõ hơn khái niệm pháp luật, đạo đức, mối quan hệ giữa chúng qua các thời kỳ cũng như trong một số lĩnh vực cụ thể và việc vận dụng mối quan hệ đó trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, sáng 9/5, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Pháp luật và Đạo đức”.

Khai mạc Hội thảo khoa học Pháp luật về trí tuệ nhân tạo

Khai mạc Hội thảo khoa học Pháp luật về trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Ngày 10/5, Bộ Tư pháp phối hợp cùng Phái đoàn Liên minh Châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “ Pháp luật về trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ”.  Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tham dự và chủ trì Hội thảo.