Cân đối đạm thực vật trong bữa ăn ngay nếu muốn sống khỏe

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nếu khéo léo cân đối được lượng đạm động vật và đạm thực vật trong bữa ăn hằng ngày, người Việt có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Truy tìm tỷ lệ chuẩn giữa đạm động vật và đạm thực vật

Chúng ta đều biết đạm động vật lẫn đạm thực vật giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, chế độ ăn uống không lành mạnh (nhiều chất béo no nhiều đường tự do, nhiều muối) và mất cân đối trong tỷ lệ nạp vào hai loại đạm này là một trong những nguyên nhân gia tăng các bệnh mạn tính không lây (MTKL) tại Việt Nam như tim mạch, đái tháo đường và ung thư một cách đáng báo động. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 81% nguyên nhân tử vong toàn quốc năm 2022 đến từ các bệnh MTKL.

Thói quen tiêu thụ đạm động vật và đạm thực vật theo tỷ lệ mất cân đối có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nguồn ảnh: Countryrecipebook

Kết quả Tổng điều tra về dinh dưỡng 2019-2020 cho thấy lượng tiêu thụ thịt tăng mạnh, đẩy tỷ lệ đạm động vật/đạm tổng số lên đến 48% - cao hơn so với Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) cho người Việt là 35% do Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng đưa ra vào năm 2016. Trong khi đó, lượng tiêu thụ rau chỉ đạt 74% mức khuyến nghị.

Để cải thiện thực trạng trên, các chuyên gia cho rằng người Việt nên cân đối lượng đạm động vật và đạm thực vật trong chế độ ăn theo RDA tùy thuộc vào độ tuổi và đối tượng. Tổ chức Y tế Thế giới xác định rõ lượng tiêu thụ đạm an toàn là 0,8 gam đạm cho mỗi kilogam trọng lượng cơ thể đối với người trưởng thành khỏe mạnh.

Cụ thể hơn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị rằng người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên) nên ăn đạm động vật theo tỷ lệ 30-35% tổng số đạm nạp vào. Lượng đạm động vật nạp vào cơ thể càng giảm đi khi tuổi của chúng ta càng cao và cần bổ sung lượng đạm hợp lý theo tỉ lệ là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật. Trong khi đó, đối tượng trẻ nhỏ cần đạm động vật cho quá trình tăng trưởng và phát triển, vì vậy lượng đạm trong mỗi bữa ăn hằng ngày nên tuân thủ tỷ lệ 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật.

Bảng thống kê Nhu cầu đạm khuyến nghị của Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng năm 2016.

Thế nào là ăn đúng và ăn đủ đạm thực vật trong từng bữa cơm?

Hội thảo “Dinh dưỡng Thực vật và Giải pháp sức khỏe của thế kỷ 21” do Vinasoy và Viện Dinh dưỡng phối hợp tổ chức đã so sánh 10 loại đạm và các chỉ số đạm của chúng để giúp các gia đình Việt cân nhắc lựa chọn loại đạm và lượng đạm phù hợp.

Qua đó, người dùng có thể dễ dàng thực hiện khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng: “Người trưởng thành nên sử dụng nhiều đạm thực vật hơn đạm động vật để bảo vệ sức khoẻ. Mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 100 gam đậu, đỗ, hạt mỗi ngày”.

Bảng thống kê hàm lượng đạm và chất béo trong các loại đậu.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chứng minh đạm đậu nành là loại đạm thực vật hoàn hảo nhất và có chất lượng cao.

Theo TS. Mark Messina - Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng đậu nành, Viện Dinh dưỡng đậu nành toàn cầu, Hoa Kỳ, đậu nành có chứa hàm lượng đạm cao hơn các loại đậu khác và đáp ứng đủ nhu cầu đạm của cơ thể. Nhiều lợi ích rõ rệt của đạm đậu nành đã được ghi nhận như giảm cholesterol máu, tăng sức mạnh cơ bắp, giúp phục hồi sau tập luyện, chống teo cơ, ngăn ngừa ung thư…

Trong công bố về sức khỏe năm 1999, Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khẳng định: “Tiêu dùng 25 gam đạm đậu nành mỗi ngày, như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”. Theo đó, lượng dùng khuyến nghị các thực phẩm từ đậu nành cho người lớn là 2 phần ăn hằng ngày (15-25 gam đạm đậu nành) và trẻ em là 2 phần ăn hằng ngày (7-15 gam đạm đậu nành).

Những chia sẻ này phù hợp với khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng: “Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ cần thiết để góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển cơ thể”.

Thực tế, lượng dùng khuyến nghị trên cũng sẽ phù hợp cho nhiều gia đình Việt, bởi lẽ đạm đậu nành là nguồn đạm truyền thống quen thuộc với người Việt, đồng thời dễ tìm kiếm trong tiêu dùng hằng ngày.

Bên cạnh việc chế biến “hạt vàng” đậu nành thông qua các món ăn với đậu phụ, tàu hũ ky, bột đậu nành hay giá đậu nành, người dùng hoàn toàn có thể tiếp cận nhiều sản phẩm chất lượng cao và linh hoạt về hình thức. Ví dụ như các loại thức uống sữa đậu nành hoặc sữa chua đậu nành được phát triển và phân phối trong các hệ thống bán lẻ toàn quốc cũng có thể góp phần vào thực đơn hằng ngày để người dùng đạt tỷ lệ đạm mong muốn.

Mách bạn: Uống 1-2 hộp sữa đậu nành Fami mỗi ngày là giải pháp tiện lợi và nhanh chóng nhất để bổ sung hiệu quả nguồn đạm từ thực vật cho các thành viên trong gia đình.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...