Cần cơ chế bảo đảm phối hợp cho Thừa phát lại hoạt động hiệu quả

Thừa phát lại Hai Bà trưng tư vấn cho khách hàng.
Thừa phát lại Hai Bà trưng tư vấn cho khách hàng.
(PLO) - 5 tháng đầu năm 2017, hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại (TPL) ở Hà Nội đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận về số lượng việc cũng như doanh thu. Trong đó, nhiều văn phòng có những bứt phá đáng kể, ngày càng thu hút người dân sử dụng các dịch vụ của TPL.

Từ 1/1/2017 – 31/5/2017, 8 văn phòng TPL ở Hà Nội đã tống đạt được 29.130 văn bản với doanh thu là 2.376.788.000 đồng, trong đó Văn phòng TPL Hoàn Kiếm tống đạt được lượng văn bản lớn nhất là 17.070, thu được 1.109.550.000 đồng. Các văn phòng  đã lập tổng số 1.794 vi bằng, đem về doanh thu 4.158.021.000 đồng.

Việc tống đạt cho các cơ quan, trong đó có thi hành án dân sự (THADS) đã giúp giảm tải công việc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THA, giúp bảo đảm quyền lợi của các bên trong quá trình tổ chức THA, giảm khiếu nại, tố cáo trong THADS. Trong điều kiện Hà Nội vẫn thiếu chấp hành viên dẫn đến tình trạng quá tải công việc như hiện nay (bình quân trong 3 năm (2013, 2014, 2015) một chấp hành viên của Hà Nội phải thi hành 152 việc và 34,9 tỷ đồng.

Trong khi đó, qua đánh giá, mỗi chấp hành viên chỉ có thể thi hành được từ 80 đến 90 việc/một năm. Chưa kể, theo thống kê năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 các cơ quan THADS trên địa bàn Hà Nội số lượng việc/tiền phải thi hành liên tục tăng so với các năm trước) thì việc tống đạt văn bản của TPL càng trở nên ý nghĩa. Nhận xét về công việc này của TPL, nhiều lãnh đạo cơ quan THADS đánh giá rất cao, nhất là qua giai đoạn thí điểm, hoạt động của TPL ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, đó là hiệu quả từ việc tống đạt văn bản giấy tờ, còn qua số liệu thống kê trong những tháng đầu năm các văn phòng TPL Hà Nội vẫn chưa ký được hợp đồng mới nào về xác minh điều kiện và trực tiếp tổ chức THA. Theo phản ánh của các TPL, yêu cầu của người dân đối với TPL trong lĩnh vực này chưa nhiều; việc xác minh điều kiện THA của TPL vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý, việc phối hợp với các cơ quan liên quan còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả.

Theo quy định hiện hành, TPL được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi TPL đặt văn phòng; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi TPL đặt văn phòng; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi TPL đặt văn phòng (những vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan THA cấp huyện).  Mặc dù số lượng việc THA của các văn phòng TPL thụ lý còn thấp nhưng bước đầu đã được sự thừa nhận và tin tưởng của xã hội; ngày càng tăng về số lượng, một số việc có giá trị đặc biệt lớn ở TP HCM.

Tuy nhiên, hoạt động THADS là một trong những hoạt động khó khăn, phức tạp, ngay cả các cơ quan THADS, các chấp hành viên trong rất nhiều năm đã có nhiều cố gắng, được sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo, phối hợp nhiều từ lãnh đạo Đảng và Nhà nước, bộ, ngành và chính quyền các cấp mới hoàn thành được chỉ tiêu, nhiệm vụ. Trong khi đó, TPL là mô hình còn mới, kinh nghiệm chưa nhiều, phương tiện còn thiếu, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, người dân chưa có thói quen và chưa thực sự tin tưởng… nên việc tổ chức THA cũng như xác minh điều kiện THA của TPL nói chung, Hà Nội nói riêng còn nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, các TPL Hà Nội mong muốn cần quy định rõ thẩm quyền của TPL, nghiên cứu, xem xét trao quyền lớn hơn cho TPL cũng như các cơ chế bảo đảm phối hợp cho TPL hoạt động hiệu quả. Bản thân các văn phòng TPL cần nâng cao tính chuyên nghiệp, chủ động hơn trong công tác phối hợp, phát huy những cách làm mới để có thêm sự lựa chọn cho người dân trong việc xác minh điều kiện và tổ chức THA. Đồng thời, gánh vác một phần trách nhiệm về tổ chức THA; giảm tải cho cơ quan THADS,  nâng cao hiệu quả công tác này.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh cuộc họp.

“Khoanh vùng” rõ chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PLVN) - Ngày 16/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đối với 3 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,Đài Tiếng nói Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính Nguyễn Thị Hạnh chủ trì cuộc họp.

Đọc thêm

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”

Trao lời “Tết ấm”, gửi lời “Xuân thương”
(PLVN) - Trong không khí xuân cận kề, chương trình thiện nguyện "Tết ấm – Xuân thương" do Ban Doanh nhân & Pháp luật (Báo Pháp luật Việt Nam) tổ chức đã mang đến niềm vui và hy vọng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều. Sự kiện không chỉ thể hiện tinh thần nhân văn mà còn lan tỏa thông điệp sẻ chia, giúp các bệnh nhân vững tin vượt qua khó khăn để sớm hồi phục, đón Tết đoàn viên bên gia đình.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

infographicChân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Chân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
(PLVN) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội Luật gia Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.