Năm 2024, ngành Tư pháp đạt nhiều kết quả nổi bật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Họp báo. Ảnh: Anh Thư
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Họp báo. Ảnh: Anh Thư
(PLVN) -Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, ngày 16/1, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Cùng dự có Chánh Văn phòng Bộ Đỗ Xuân Quý.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự đoàn kết, trách nhiệm, kịp thời, nỗ lực của toàn Ngành, từ kết quả thống kê cho thấy, kết quả công tác năm 2024 trên hầu hết các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, có một số lĩnh vực công tác đạt kết quả nổi bật

Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp được thực hiện thống nhất, đồng bộ, theo đúng phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” của Chính phủ; bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển KTXH năm 2024 tại các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và của từng địa phương.

Việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện chủ động, khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ đề ra; công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục có nhiều đổi mới, hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, cùng với việc chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra, Bộ Tư pháp đã chú trọng chỉ đạo, tập trung nguồn lực triển khai các nhiệm vụ được giao thêm

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc cho người dân được tăng cường, nhất là thực hiện các dịch vụ công trực tuyến liên thông về khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân; thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến; việc sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia được thực hiện đồng bộ, mang lại nhiều tiện ích, tiết kiệm thời gian và chi phí; việc thực hiện cải cách hành chính và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO trong công tác chuyên môn, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp được quan tâm chú trọng, tăng cường; việc rà soát, đơn giản hóa TTHC được Lãnh đạo Bộ chỉ đạo quyết liệt

Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật là lĩnh vực được Bộ, ngành Tư pháp xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và dành nhiều thời gian, nguồn lực để tham mưu, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tham gia có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp phát sinh, góp phần tháo gỡ vướng mắc kìm hãm sự phát triển, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Bộ, ngành Tư pháp đã kịp thời nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội đề xuất các giải pháp đổi mới công tác xây dựng pháp luật theo tư tưởng chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là tập trung triển khai chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”

Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật tiếp tục được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; Công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả; Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, từng bước được đổi mới; Công tác thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC), đạt được nhiều kết quả nổi bật; Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được triển khai thực hiện nền nếp, kịp thời giải quyết các nhu cầu của người dân; Công tác lý lịch tư pháp (LLTP) tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện; Thể chế pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp tục được hoàn thiện

Công tác pháp luật quốc tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hội nhập của đất nước. Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện vai trò đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp đầu tư quốc tế và phối hợp với các bộ, ngành xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh.

Công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp tiếp tục được thực hiện trên cơ sở bám sát định hướng, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ trọng tâm công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đạt được một số kết quả

Công tác xây dựng Ngành và đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, tư pháp tiếp tục thực hiện theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương và chỉ đạo của Chính phủ về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Năm 2025, Bộ, ngành Tư pháp tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án, văn bản, đề án do Bộ Tư pháp chủ trì; Tập trung rà soát cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, đề xuất và triển khai các phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Tư pháp bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với quy định, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nhiệm vụ được Chính phủ giao.

Kịp thời thẩm định, đảm bảo chất lượng các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của các cơ quan, nhất là các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức, bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo hành lang pháp lý để hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần “tinh, gọn, mạnh”; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL; thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống VBQPPL.

Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thi hành án, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao năm 2025; tập trung giải quyết các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài, đẩy mạnh thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác trong các lĩnh vực hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp… theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra… tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp

Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong các lĩnh vực của Bộ, ngành, trong đó từng bước nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, trợ lý ảo phục vụ xây dựng và rà soát pháp luật; chú trọng xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện và kết nối, chia sẻ các hệ thống, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng của ngành Tư pháp.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tập trung rà soát, đảm bảo an ninh, trật tự và thực hiện phòng chống cháy, nổ, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác ngay sau đợt nghỉ Tết nguyên đán.

Tiếp thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; tích cực, chủ động tham mưu cho Chính phủ trong phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật; duy trì, thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương, đa phương; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, đặc biệt là các hoạt động hợp tác trong xây dựng pháp luật.

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam, trọng tâm là Lễ Kỷ niệm và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Kết quả công tác của Bộ, ngành Tư pháp luôn có sự đồng hành của các cơ quan báo chí

Trong năm qua trong năm qua, Bộ, ngành Tư pháp đã triển khai và hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng, từ xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật, đổi mới, tăng cường cải cách hành chính, xây dựng ngành, nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Những kết quả, thành tích đó luôn có sự đồng hành, hỗ trợ và phản ánh khách quan của báo chí, truyền thông.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh

Bước sang năm mới nhiệm vụ của ngành Tư pháp sẽ ngày càng nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của lãnh đạo Đảng Nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh mong muốn các cơ quan báo chí tham gia tích cực vào hoạt động truyền thông chính sách theo tinh thần Đề án 407 "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027" của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2025 lần đầu tiên Bộ Tư pháp tổ chức giải báo chí toàn quốc về ngành tư pháp hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp do đó Thứ trưởng mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí, các nhà báo, phóng viên, biên tập viên quan tâm hưởng ứng, có những bài viết chất lượng; giới thiệu những tấm gương người tốt việc tốt, gương sáng pháp luật, tập trung vào các chuyên đề lớn, ưu tiên thông tin các nội dung về công tác triển khai, các giải pháp, kết quả trong công tác hoàn thiện thể chế theo Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ngoài ra Thứ trưởng đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường thông tin các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp như hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, chuyển đổi số, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phục vụ người dân, công tác THADS…

Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tăng cường công tác phối hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để truyền thông kịp thời, đầy đủ về các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh cuộc họp.

“Khoanh vùng” rõ chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PLVN) - Ngày 16/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đối với 3 dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,Đài Tiếng nói Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính Nguyễn Thị Hạnh chủ trì cuộc họp.

Đọc thêm

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

infographicChân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Chân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
(PLVN) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội Luật gia Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.