Cần các cấp quản lý tìm đường cho sản phẩm nghề Bắc Ninh 'vượt cổng làng' mùa dịch

Những nghệ nhân làng nghề đúc đồng duy trì sản xuất trong dịch COVID-19.
Những nghệ nhân làng nghề đúc đồng duy trì sản xuất trong dịch COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Do dịch bệnh COVID-19, nhiều làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh đang đứng trước nguy cơ thua lỗ, hoạt động đình trệ do hầu hết các đơn hàng sản xuất ra không tiêu thụ được.

Bắc Ninh được biết đến là thủ phủ của làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại miền Bắc. Hiện toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống, tiêu biểu như: Làng nghề tái chế giấy Phong Khê, đúc nhôm chì Văn Môn, sản xuất sắt thép tái chế Đa Hội, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, làm bún Khắc Niệm...

Khó trăm bề khi thị trường "đóng băng"

Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19, các làng nghề trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nhân lực, vận chuyển, nguyên liệu cho đến đầu ra sản phẩm.

Điển hình như tại làng nghề đúc đồng Quảng Bố (Quảng Phú, Lương Tài), tại thời kỳ cao điểm, làng nghề có hơn 80 doanh nghiệp, hợp tác xã và 75% số hộ trong thôn sản xuất. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay do tác động của dịch COVID- 19, làng nghề gặp rất nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, khâu sản xuất bị cắt giảm 50% - 70%.

Thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, 100% cơ sở đóng cửa ảnh hưởng đến lợi nhuận và có nguy cơ thua lỗ, phá sản. Đáng nói, hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã đều sử dụng vốn vay ngân hàng, nên khi cắt giảm hay tạm dừng hoạt động thì vẫn phải gánh chịu các chi phí về lãi vay cùng nhiều khoản chi phí khác.

Tương tự, tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn), thời điểm trước dịch, hơn 80% sản phẩm làm ra xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 đến nay, tình hình dịch trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, dẫn đến thị trường xuất khẩu gỗ mỹ nghệ gần như bị “đóng băng”.

Ông Dương Đức Sinh, Bí thư Đảng ủy phường Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn) chia sẻ: “Thời điểm này hầu hết các cơ sở sản xuất chủ yếu hoàn thiện những đơn hàng đã ký trước đó, nhiều đơn hàng cũng bị hủy bỏ, những doanh nghiệp sản xuất có thương hiệu, uy tín nay cũng chỉ hoạt động duy trì”.

Để các làng nghề sớm phục hồi sản xuất cần có sự chung tay, giúp sức của các cấp, các ngành.

Để các làng nghề sớm phục hồi sản xuất cần có sự chung tay, giúp sức của các cấp, các ngành.

Tại các làng nghề đúc đồng Đai Bái, tre trúc Xuân Lai, gốm Phù Lãng, giấy Phú Lâm… cũng ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất ở đây đang phải giảm công suất từ 40 - 70%, thậm chí tạm dừng hoạt động hoặc chuyển ngành nghề, bởi nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt, sản phẩm làm ra bị ứ đọng.

Ông Nguyễn Quang Điệp, Giám đốc Công ty TNHH đúc đồng Quang Gia ở làng nghề Đại Bái (Gia Bình) cho biết: “Đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, hầu hết các cơ sở phải đóng cửa nên ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, chúng tôi phải duy trì sản xuất trong trạng thái cầm chừng, sản phẩm làm ra tiêu thụ rất chậm, nên phải trực tiếp đi chào hàng ở các tỉnh, thành; giới thiệu, quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội”.

Không những thế, hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề trên địa bàn tỉnh đều sử dụng vốn vay ngân hàng, nên khi cắt giảm hay tạm dừng hoạt động thì vẫn phải gánh chịu các chi phí về lãi vay cùng nhiều khoản chi phí khác.

Nỗ lực tìm hướng đi mới để vượt khó mùa dịch

Để khắc phục những khó khăn từ dịch bệnh, nhiều làng nghề đã cố gắng tìm hướng đi mới, để duy trì và giữ nghề. Một số làng nghề đã chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh và bán hàng phù hợp với tình hình thực tế như: Sản xuất các sản phẩm thông dụng phục vụ thị trường nội địa thay vì các mặt hàng truyền thống, xuất khẩu; đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm; thay đổi cách tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm từ hình thức trực tiếp sang online. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, việc mua sắm của người dân cũng như khâu vận chuyển sản phẩm vẫn là những rào cản lớn nhất cho các doanh nghiệp làng nghề.

Bên cạnh đó, hiện hầu hết các doanh nghiệp phải cắt giảm công suất, nên khi dịch bệnh được kiểm soát, để phục hồi sản xuất các doanh nghiệp cần có nguồn vốn đầu tư. Mặc dù Chính phủ đã có gói hỗ trợ với doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp làng nghề thì chưa biết có tiếp cận được nguồn vốn này hay không.

Hiện các ngân hàng trên địa bàn đang triển khai nhiều hình thức hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình sản xuất làng nghề. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp làng nghề vừa duy trì sản xuất nhưng cũng vừa phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh, do đó cũng gặp nhiều hạn chế trong giao dịch, mua bán sản phẩm, hàng hóa với các đối tác vùng dịch…

Mặc dù các doanh nghiệp làng nghề đang nỗ lực không ngừng để duy trì và sớm phục hồi sản xuất sau dịch, tuy nhiên để các làng nghề hoạt động ổn định trong thời điểm hiện tại vẫn cần có sự chung tay, giúp sức của các cấp, các ngành.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Đọc thêm

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.