Cấm loại hình công nghiệp "đầu độc" sông Đồng Nai?

Tại hội thảo về lưu vực sông (LVS) Đồng Nai, các nhà Khoa học, các ban ngành liên quan đều thống nhất về việc cấm hoặc hạn chế khai thác trên con sông này... 

Tại hội thảo về lưu vực sông (LVS) Đồng Nai, các nhà Khoa học, các ban ngành liên quan đều thống nhất về việc cấm hoặc hạn chế khai thác trên con sông này.  

Sông gồng mình gánh nước thải

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nước thải gây ô nhiễm LVS Đồng Nai chủ yếu là các khu công nghiệp KCN, các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN và đô thị và một phần từ nông nghiệp, du lịch, giao thông.

“Mỗi ngày đêm, LVS Đồng Nai phải gánh hơn 1,8 triệu m3 nước thải công nghiệp và hơn 2,7 triệu nước thải sinh hoạt. Việc ô nhiễm ở một số tỉnh có mật độ dân cư đông phát triển nhanh như Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, TP.HCM…”, PGS. TS Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường ENTEC cho biết.

Trong thời gian tới, quy hoạch bảo vệ môi trường LVS Đồng Nai năm 2015 - 2020 của Tổng Cục Môi trường về tải lượng một số chất ô nhiễm như BOD, COD, SS… tăng cao.

Tải lượng các chất ô nhiễm lúc đó sẽ tăng gấp 1,85 lần so với năm 2015. Còn nước thải công nghiệp năm 2015 đối với chất ô nhiễm BOD5 chưa xử lý là hơn 229 tấn/ ngày, xử lý đạt chuẩn quốc gia là hơn 21 tấn/ ngày.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Đến năm 2020, BOD5 chưa xử lý sẽ lên đến 329 tấn/ ngày, còn xử lý đạt chuẩn quốc gia chỉ tăng lên hơn 22 tấn/ ngày.

Ngoài ra, lượng ô nhiễm sẽ tăng từ 1,23 - 1,36 lần so với năm 2015. Đó là chưa kể đến nguồn ô nhiễm từ khí thải, chất thải rắn.

Cấm và hạn chế đầu tư

Trình bày tại hội thảo, PGS.TS Trần Hồng Thái, Viện Khí tượng Thủy văn đã nêu ra kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ tác động đến môi trường của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Và cần hạn chế hoặc cấm đầu tư trên lưu vực sông.

Ba tiêu chí mà ông Thái nêu ra ở hội thảo là đặc trưng nguồn tiếp nhận, đây là một loại hình công nghệ có tiềm năng gây ô nhiễm và đặc điểm nguồn thải. Kèm theo đó, LVS Đồng Nai sẽ được chia thành 4 vùng và tương ứng với các vùng đó sẽ có các loại hình công nghiệp được phép hoạt động. Cuối cùng sẽ có thang điểm đánh giá cần cấm hoạt động hoặc hạn chế hay không.

Theo ông Thái, hiện các đơn vị sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ và các làng nghề trên LVS Đồng Nai đang gây ô nhiễm, vì họ không có hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết nước thải từ các KCN và CCN trên LVS đều không đảm bảo quy chuẩn môi trường ở nước ta.

Theo đại diện Sở TN&MT tỉnh Bình Dương, đề xuất tiêu chí các loại hình công nghiệp cần cấm và hạn chế là 1 giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, tiêu chí mà PGS.TS Thái đưa ra cần phải “siết” hơn nữa vì một số loại hình công nghiệp cần phải cấm để đảm bảo phát triển bền vững ở LVS Đồng Nai.

Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN&MT kết luận tại hội thảo: “Quy hoạch bảo vệ môi trường LVS Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH trên toàn lưu vực. Vì vậy, khi Quy hoạch này được Chính phủ thông qua sẽ tạo điều kiện pháp lý cho các bộ, ngành và các địa phương trong lưu vực thực hiện”.

Thọ Lang
 

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...