Cách tính điểm 'lạ' có thể khiến thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học

Có những trường hợp có điểm bằng hoặc hơn mức điểm chuẩn mà trường công bố song vẫn trượt, lý do lại là do cách tính điểm chuẩn khác với cách tính thường lệ. Các thí sinh thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội hẳn “ngấm” nhất về điều này.

Nhiều thí sinh trượt đại học mơ ước dù có mức điểm không tệ, bởi cả những lý do chủ quan và khách quan.

1. Điểm thi cao khiến thí sinh rơi vào “an tâm ảo”.

Một thầy giáo chuyên luyện thi ở Hà Nội cho biết, từ tối 4/10, ngay sau khi nhiều trường đại học top đầu công bố điểm chuẩn bản thân đã nhận được mấy chục cuộc điện thoại từ các phụ huynh, thí sinh nhưng hầu hết trong đó lại là để xin tư vấn vì lý do “trượt hết tất cả các nguyện vọng”. Thậm chí có em tới 27,5 cũng “ngã ngựa”, trượt hết tất cả.

Về lý thuyết, với cách xét tuyển các nguyện vọng theo kiểu “nước tràn” như hiện nay, việc trúng tuyển vào một ngành/trường học của một thí sinh có mức điểm cao hay đơn giản là “đỗ được vào đại học” không phải là quá khó khăn nếu thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng dự phòng hơn cho các mức điểm thấp hơn điểm mà mình có.

Song một phần có thể cũng vì có được mức tổng điểm cao do điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay cao (nếu so sánh với năm ngoái) khiến các thí sinh và phụ huynh rơi vào trạng thái chủ quan, an tâm “ảo” và chỉ chăm chăm vào những nguyện vọng mà điểm chuẩn năm ngoái loanh quanh tổng điểm thi năm nay mình có.

Cách tính điểm 'lạ' có thể khiến thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

2. Trường đại học và thí sinh "không tìm thấy nhau"

Đây cũng là trường hợp diễn ra với không ít thí sinh. Tuy nhiên, số này lại do chủ động của thí sinh khi không muốn đăng ký “đại” vào các ngành học không phù hợp với bản thân hoặc không yêu thích chỉ để mang danh “đỗ đại học”.

Tức là nhìn qua mức điểm của thí sinh khá cao, trong khi nhiều ngành/trường đại học có mức điểm chuẩn dưới mức điểm mà thí sinh có, nhưng đơn giản là “không tìm thấy nhau”.

3. Đề thi thiếu phân hóa và điểm ưu tiên khiến điểm chuẩn cao kỷ lục?

Điểm thi thuộc top cao vẫn trượt các ngành/trường học yêu thích là chuyện không hiếm. Dẫn chứng thực tế năm nay điểm trúng tuyển ngành Hàn Quốc học theo khối C của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) lên đến 30 điểm.

GS Hoàng Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng phụ trách ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, ngành này tuyển rất ít chỉ tiêu do đã mất một phần bởi thí sinh xét tuyển bằng phương thức khác.

Cụ thể, số chỉ tiêu vào ngành Hàn Quốc học năm nay không cao, với 50 chỉ tiêu. Trong số này, nhà trường đã xét tuyển thẳng 30 chỉ tiêu. Do đó, chỉ còn 20 chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trong khi đó, số lượng thí sinh đăng ký quá đông. Ngành Hàn Quốc học, cũng như một số ngành "hot" của trường (Đông Phương học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành), có tỷ lệ "chọi" cao, lên đến 1 chọi 35, thậm chí 1 chọi 37.

Ông Tuấn lý giải thêm, năm nay, mặt bằng điểm thi tốt nghiệp THPT cao. Thêm vào đó, một số thí sinh được cộng điểm ưu tiên dẫn đến điểm chuẩn cao kỷ lục

Một số ý kiến cũng cho rằng, đề thi năm nay thực sự không có độ phân hóa cao nên thiệt thòi cho các học sinh thực sự giỏi bởi việc cộng điểm ưu tiên, khuyến khích.

Cách tính điểm 'lạ' có thể khiến thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

4. Cách tính điểm khác thường lệ

Đặc biệt, cũng có những trường hợp mức điểm nhìn qua bằng hoặc hơn mức điểm chuẩn mà trường đại học công bố (theo cách tính thông thường), song vẫn trượt, lý do lại là cách thức tính điểm chuẩn mà trường công bố năm nay khác với cách tính quen thuộc theo suy nghĩ của nhiều người.

Các thí sinh thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hẳn “ngấm” nhất về điều này.

Lấy ví dụ, nếu một thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 gồm Toán 9,2; Vật lý 10 và Hoá 10 thì vẫn trượt ngành Công nghệ thông tin - Khoa học máy tính dù mức điểm chuẩn công bố là 29,04.

Nếu nhìn qua với cách tính thông thường, tổng điểm 3 môn của thí sinh này đến 29,2 cao hơn hẳn con số 29,04. Tuy nhiên thí sinh có điểm cao này lại bị trượt bởi yếu tố “môn chính” theo cách tính điểm xét tuyển riêng mà Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra.

Hầu hết các ngành học của Trường ĐH Bách khoa thêm yếu tố là môn chính kèm theo mức điểm chuẩn của từng ngành. Như vậy, theo phương án mà trường đưa ra, cách tính điểm xét tuyển đối với tổ hợp môn có môn chính là ĐXT= ((Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính) x 3/4)) + Điểm ưu tiên.

Với cách tính này, nếu thí sinh không có điểm ưu tiên, điểm xét tuyển chỉ còn là 28,8, như vậy trượt do thấp hơn mức điểm chuẩn 29,04.

Một cán bộ tuyển sinh của trường này cho hay, trường đưa vào tiêu chí phụ với mong muốn chọn thí sinh có tư duy tốt hơn về Toán.

Số khác thí sinh thì dù có điểm bằng mức điểm chuẩn nhưng trượt bởi tiêu chí phụ mà các trường đưa ra đơn giản chỉ vì để chọn thí sinh cùng mức điểm cho vừa chỉ tiêu.

Như Học viện Tài chính, thí sinh có tổng điểm bằng điểm chuẩn 31 (đã nhân đôi môn chính) của ngành Kiểm toán vẫn bị trượt nếu môn Toán dưới 9 điểm. Hay thí sinh có tổng điểm bằng điểm chuẩn 30,17 (đã nhân đôi môn chính) của ngành Tài chính doanh nghiệp vẫn bị trượt nếu môn Toán dưới 9,4 điểm; chưa kể thứ tự đăng ký nguyện vọng này phải từ 1-4.

Ngoài ra, một số ý kiến còn cho rằng có một nguyên nhân khách quan khiến năm nay điểm chuẩn cao hơn hay các thí sinh có điểm thi cao ít cơ hội hơn... bởi Covid-19.   

Việc các học sinh chưa thể đi du học xét tuyển thẳng bằng các phương thức mà nhiều trường đại học đưa ra theo xét chứng chỉ IELTS/SAT/giải quốc gia, quốc tế... khá nhiều, thậm chí nhiều ngành đến hơn nửa là xét tuyển thẳng, nên cơ hội còn lại cho các thí sinh dựa vào điểm thi đã hẹp đi nhiều.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!