Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.
Nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm
. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vât
. Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố
. Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm
. Ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia gây ra
. Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
Cách phòng tránh
1.Mua thực phẩm tươi sạch để tránh ngộ độc thực phẩm
Việc đi chơ cũng rất cần thiết để tránh được nguy cơ gây bệnh. Bạn nên đi chợ vào buổi sáng, chọn những thực phẩm tươi sống, hạn chế sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Ngoài ra khi mua thực phẩm nên tránh các loại thực phẩm đã mọc mầm nhất là khoai tây, những thực phẩm ôi rất có hại cho sức khỏe.
2.Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách vệ sinh tay trước khi ăn
Nên để việc rửa tay thường xuyên trước khi ăn thành thói quen. Vì đối với nhiều người thường không quan tâm đến việc rửa tay trước khi ăn nhưng không ít người biết rằng việc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh ngộ độc. Chính vì thế bạn nên rửa tay đúng cách với xà phòng trước đi khi ăn bạn nhé.
3.Cách bảo quản thực phẩm phòng tránh ngộ độc
Nếu bạn mua quá nhiều thức ăn hoặc không có nhu cầu sử dụng những thực phẩm đó luôn thì bạn nên để thực phẩm đó vào tủ lạnh càng sớm càng tốt và lưu ý khi cho thực phẩm vào tủ lạnh thì bạn nên để vào bao bì hoặc hộp nhựa trước khi cho vào tủ lạnh vừa có tác dụng hạn chế mùi thức ăn có trong tủ lạnh, vừa có tác dụng bảo quản thực phẩm được tươi lâu hơn.
4.Chú ý khi nấu nướng
Những thực phẩm dùng để sơ chế như dao, thớt, xoong, nồi cần được rửa sạch sẽ, lau khô xong mới được dùng
Bảo quản thực phẩm tránh gián, chuột xâm nhập
Nấu chín thực phẩm, hạn chế ăn các thực phẩm tái, sống
Không sử dụng dầu mỡ chiên qua, chiên lại quá nhiều lần
Không dùng chung bát đũa để đồ sống, đồ chín rồi ăn luôn
Luôn lau chùi, giữ vệ sinh nhà bếp được sạch sẽ