Cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có biểu hiện trên da

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủy đậu, zona thần kinh, sởi, rubella, HPV là những bệnh truyền nhiễm gây ra mụn nước (phỏng nước), mụn cóc, vết thâm, sẹo, loét… ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ còn có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị hợp lý.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp. Mặt khác, thời điểm cuối năm, nhiệt độ và độ ẩm không khí xuống thấp dễ khiến lớp lipid biểu bì của da mất đi, làm da mất ẩm, trở nên khô sần, tăng tính nhạy cảm, tăng nguy cơ trầm trọng các bệnh lý nhiễm trùng trên da như HPV, thuỷ đậu, sởi, rubella, zona thần kinh… Phòng các bệnh truyền nhiễm gây biến chứng nói chung và da liễu nói riêng bằng vắc xin là biện pháp tiết kiệm, hiệu quả và dễ thực hiện cho trẻ em và người lớn.

Thông tin trên được các chuyên gia đề cập tại Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên 2023 diễn ra từ ngày 23 - 25/11/2023. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế Lâm Đồng và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng tổ chức, thu hút hơn 1.000 đại biểu tham gia, cập nhật và chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực hành và ứng dụng mới trong lĩnh vực da liễu thẩm mỹ.

Tại hội thảo, diễn giả, BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC dẫn nhiều nghiên cứu giá trị cho thấy gánh nặng bệnh tật và hiệu quả phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, trong đó có biến chứng lên làn da của vắc xin nhưng hiện nhiều người chưa nhận thức đầy đủ dẫn đến bỏ lỡ cơ hội phòng bệnh.

BS Chính dẫn chứng thủy đậu do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước khi có vắc xin, mỗi năm thế giới có khoảng 140 triệu ca mắc, 4,2 triệu ca biến chứng và 4.200 ca tử vong do thuỷ đậu.

Nếu không theo dõi, điều trị đúng cách, bệnh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng da biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm tai, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm thận cấp... thậm chí là tử vong. Các vết sẹo do thủy đậu bội nhiễm có thể để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng thẩm mỹ, nhất là đối với người bị thủy đậu vùng mặt.

Hình ảnh bị giời leo (zona thần kinh) thường mọc thành từng chùm ở một bên cơ thể. Nguồn: Medthority.

Hình ảnh bị giời leo (zona thần kinh) thường mọc thành từng chùm ở một bên cơ thể. Nguồn: Medthority.

Sau khi khỏi bệnh, virus VZV vẫn còn nằm lại trong hạch thần kinh gây bệnh zona thần kinh hay còn gọi là giời leo, biểu hiện loét da, nhiễm trùng da ở nhiều bộ phận như lưng, đùi, miệng, môi, mắt, bộ phận sinh dục.

Theo thống kê tại Mỹ, khoảng 99.5% người từ 50 tuổi trở lên đã nhiễm virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu, do đó đều có nguy cơ khởi phát bệnh zona thần kinh. Cứ 3 người mắc bệnh zona thần kinh, có một người có nguy cơ mắc biến chứng đau thần kinh sau zona kéo dài. Người có bệnh lý nền hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tăng 20% và 53% nguy cơ đau dây thần kinh sau zona.

Đặc biệt, zona thần kinh có thể ở dạng tiềm ẩn, không gây phát ban trên da nhưng gây viêm mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu cơ tim…

Để phòng ngừa trực tiếp thủy đậu và gián tiếp bệnh và biến chứng zona thần kinh khi chưa có vắc xin zona thần kinh, người dân nên tiêm ngừa vắc xin thủy đậu cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn. Vắc xin thủy đậu có hiệu quả bảo vệ cao khỏi nguy cơ mắc bệnh từ 88-98%.

Một căn bệnh khác mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng thẩm mỹ, hạnh phúc lứa đôi là mụn cóc sinh dục do HPV gây ra. Theo BS Chính, HPV có khoảng 200 chủng, trong đó có khoảng 40 chủng lây nhiễm ở đường sinh dục và khoảng 15 chủng nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng.

Theo thống kê, hơn 660 triệu người nhiễm HPV mỗi năm trên thế giới. 1/3 nam giới trên 15 tuổi bị nhiễm ít nhất một loại HPV. 1/8 phụ nữ mắc mụn cóc sinh dục ít nhất một lần trước 50 tuổi. 10% dân số sẽ nhiễm ít nhất một lần mụn cóc sinh dục trong 25 năm hoạt động tình dục.

Vắc xin HPV có hiệu quả phòng bệnh đến 94% phòng các chủng virus nguy cơ cao gây các bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục do HPV. Vắc xin HPV chủng ngừa tốt nhất cho nam, nữ từ 9-26 tuổi, người đã từng quan hệ tình dục và có con vẫn tiêm được.

Vắc xin thủy đậu tiêm ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi và phòng các biến chứng do Zona thần kinh gây ra. Ảnh: Mộc Thảo

Vắc xin thủy đậu tiêm ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi và phòng các biến chứng do Zona thần kinh gây ra. Ảnh: Mộc Thảo

Ngoài ra, bệnh sởi và rubella cũng có các triệu chứng là phát ban và các nốt sần trên da. Sởi có thể gây tử vong hoặc để lại các biến chứng thần kinh nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm tai, viêm phổi, khô loét giác mạc mắt… Phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai và thai dị tật nếu mắc sởi.

Khi chưa có vắc xin, sởi từng gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Sau khi vắc xin sởi được đưa vào sử dụng lần đầu vào năm 1963, đã có hơn 56 triệu người đã được cứu sống, tương đương 7.000 người/ngày (năm 2000-2021).

Ngoài gây viêm khớp, rubella có thể diễn tiến gây viêm não và dễ gây dị tật cho thai nhi khi thai phụ mắc bệnh. Theo thống kê, trước khi có vắc xin, cứ 4/1000 trẻ đẻ sống bị hội chứng rubella bẩm sinh, riêng Việt Nam có hơn 8 trẻ bị hội chứng này. Nhờ có vắc xin từ năm 1969, số người nhiễm bệnh giảm đáng kể trên thế giới, tại Mỹ chưa đến 10 người mắc rubella mỗi năm.

Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến người lớn nên chủng ngừa sởi bằng vắc xin sởi đơn hoặc vắc xin kết hợp sởi - quai bị - rubella. Các nghiên cứu cho thấy, sau hai mũi tiêm, vắc xin sởi - quai bị - rubella có hiệu quả 96% đối với bệnh sởi, khoảng 86% đối với bệnh quai bị và 89% đối với bệnh sởi Đức.

Hệ thống tiêm chủng uy tín, an toàn, chất lượng hàng đầu VNVC với gần 150 trung tâm trên toàn quốc hiện cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn phòng thủy đậu, sởi, rubella, HPV (Gardasil và Gardasil 9)… Tất cả vắc xin được bảo quản ở hệ thống kho và dây chuyền lạnh chuẩn quốc tế cùng quy trình tiêm chủng an toàn, nghiêm ngặt. Nhằm chia sẻ tài chính với người dân, VNVC hiện có nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ tiêm gói vắc xin trước trả chi phí sau không lãi suất.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...