Cảnh báo mới về bệnh nhân covid-19: Cẩn trọng với những dấu hiệu trên da

Dấu hiện trên da có thể là cảnh báo sớm của bệnh nhân nhiễm Covid-19
Dấu hiện trên da có thể là cảnh báo sớm của bệnh nhân nhiễm Covid-19
(PLVN) - Theo cảnh báo mới của bác sỹ, bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể có nhiều dấu hiệu ở trên da trước khi có các dấu hiệu ở đường hô hấp.

Đây là thông tin cảnh báo từ Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Phó trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương. Bác sỹ Tâm cho hay: Không chỉ gây các triệu chứng về hô hấp với các biểu hiện đặc trưng như: Sốt, ho, đau mỏi người, ho khan, ho dai dẳng và tổn thương phổi mà người bị nhiễm Covid--19 cũng có khá nhiều những dấu hiệu sớm biểu hiện trên da.

Những dấu hiệu trên da của người mắc Covid-19 điển hình như:

- Đỏ da, phù nề ở đầu ngón tay, ngón chân cùng với vài mụn nước hoặc mụn mủ. Tỉ lệ gặp khoảng 19%. Các tổn thương da thường không đối xứng.

- Tổn thương mụn nước nhỏ, đơn hình thái, khác với hình ảnh mụn nước của thủy đậu. Vị trí thường gặp của mụn nước ở trên thân mình, đôi khi xuất hiện ở tay chân. Hoặc đôi khi không phải là mụn nước đơn thuần mà là mụn nước xuất huyết. Tỉ lệ thường gặp khoảng 9%. 

Mày đay  ở thân mình hay ở lòng bàn tay.  Tỉ lệ thường gặp là 19%

- Các biểu hiện dát sẩn khác  như: Một số dát sẩn có ở quanh nang lông và có vảy, một vài dát sẩn giống vảy phấn hồng, có thể gặp xuất huyết từng chấm hoặc trên diện rộng. Một số ca có sẩn thâm nhiễm ở mu tay, mu chân, có thể giống hình ảnh giả mụn nước, hồng ban nổi cao dai dẳng hoặc hồng ban đa dạng. Số ca có biểu hiện này chiếm tỉ lệ 47%.

Tổn thương trên da mạng lưới livedo hoặc hoại tử, chiếm tỉ lệ 6%.

Ngoài ra, bác sĩ Hoàng Văn Tâm cho biết còn có một số biểu hiện trên da khác nhưng ít gặp hơn như ban ở trong niêm mạc; xuất huyết ở nếp gấp; tổn thương tăng sắc tố giống bệnh Addison, hoặc mắc zona.

Bác sỹ Tâm cũng dẫn chứng cụ thể trường hợp bệnh nhân 524 (86 tuổi) mắc Covid-19 tại tỉnh Quảng Nam. Ban đầu, bệnh nhân được chẩn đoán zona thần kinh bội nhiễm nên chuyển vào Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng điều trị. Sau đó, bệnh nhân được chuyển viện do các biểu hiện tăng nặng như sốt rồi rơi vào hôn mê. Sau hơn nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã tử vong do mắc Covid-19 trên nền bệnh lý nặng là suy tim và suy thận mạn tính" - bác sĩ Tâm nói.

Theo một nghiên cứu trên thế giới, có khoảng 13% bệnh nhân Covid-19 được theo dõi xuất hiện tổn thương da trước khi xuất hiện triệu chứng hô hấp hay được chẩn đoán Covid-19. Các tổn thương này sẽ tự hết sau khoảng 10 ngày.

Trước khi bác sỹ Việt Nam cảnh báo, Đại diện của Hiệp hội bác sĩ da liễu Pháp (SNDV) lưu ý rằng: trong một số trường hợp, quá trình nhiễm bệnh COVID-19 đi kèm với sự xuất hiện phát ban và đốm nhỏ trên da.

Được biết, ban đầu các bác sĩ đã nói về các triệu chứng như vậy trong nhóm WhatsApp trao đổi thông tin của 400 bác sĩ, hành nghề ở các phòng khám tư nhân và những người làm việc trong các trường đại học và bệnh viện ở Pháp.

Phân tích sâu hơn các thông tin thu thập được cho thấy: trong một số trường hợp khi bệnh tiến triển mà không có triệu chứng "cổ điển" (ho, sốt, khó thở), bệnh nhân bị nổi mẩn da, nổi mề đay và các đốm tương tự như khi bị bỏng lạnh ở đầu ngón tay và ngón chân.

Nhưng điều đáng chú ý: cái gọi là exanthema (phát ban da) xuất hiện với nhiều loại bệnh nhiễm virus, bao gồm cả những virus gây ra các bệnh về đường hô hấp. Phát ban cũng có thể là một biểu hiện của dị ứng thời tiết (mùa xuân).

Tuy nhiên, bác sĩ Pháp kêu gọi đồng nghiệp trên khắp thế giới chú ý đến những bệnh nhân có triệu chứng như vậy và cần test kiểm tra COVID-19 cho họ. Rốt cuộc, họ có thể gây nguy hiểm cho người khác và vô tình  không biết về điều đó.

Không chỉ ở Pháp, các biểu hiện ở da đã được quan sát thấy ở khoảng 1/5 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Alessandro Manzoni ở Lecco, miền bắc Italy.

Các bác sĩ da liễu đã quan sát, theo dõi những gì đang xảy ra với da ở 148 bệnh nhân nội trú do COVID-19. Họ đã không tính 60 người mới bắt đầu dùng thuốc trong vòng 15 ngày để loại trừ các phản ứng thuốc cấp tính.

Trong số 88 bệnh nhân COVID-19, 18 người (20,5%) phát triển các biểu hiện ngoài da. 8/18 (44%) bị xuất hiệu triệu chứng khởi phát và phần còn lại xuất hiện triệu chứng sau khi nhập viện. 14/18 (78%) bị phát ban đỏ, ba người bị nổi mề đay lan rộng và một người bị mụn nước giống như thủy đậu.

Khu vực thường bị ảnh hưởng nhất là phần thân. Biểu hiện ngứa nhẹ thường lành trong vài ngày. Quan trọng nhất, các biểu hiện ở da không tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các biểu hiện trên da này tương tự như các biểu hiện trên da xảy ra trong các trường hợp nhiễm virus thông thường,  tác giả của báo cáo - Tiến sỹ Sebastiano Recalcati, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Alessandro Manzoni - cho biết

Báo cáo tương tự cũng có ở Thái Lan, Mỹ. Theo Tiến sĩ Randy Jacobs (trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu tại Đại học California, Riverside, có phòng khám tư ở miền nam California, Mỹ) cho biết, một người bạn bác sĩ da liễu khác của ông cũng đã gặp biểu hiện tương tự ở bệnh nhân COVID-19.

"Ban đầu bác sỹ chuẩn đoán là do tắc tĩnh mạch. Không biết liệu nó có gây bệnh thần kinh, microthrombotic hay trung gian miễn dịch qua trung gian hay không, nhưng nó là một phát hiện trên da có thể giúp các bác sĩ lâm sàng khi họ làm việc với bệnh nhân của họ với các triệu chứng COVID-19", ông lưu ý.

Tiến sĩ Jacobs và các tác giả của các nghiên cứu không có tiết lộ.

Liệu các nhà khoa học sẽ có thể xác định thêm một số biểu hiện độc đáo của phản ứng da đối với COVID-19, thời gian sẽ trả lời. Để làm điều này, bác sĩ cần tích lũy thêm dữ liệu về quá trình nhiễm virus corona mới.

Bác sĩ  khuyến cáo nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ở trên mà có yếu tố dịch tễ thì cần chú ý tới nguy cơ mắc Covid-19. Ngoài ra, bệnh nhân có bệnh lý nền ở da, đặc biệt người mắc các bệnh về da tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm bì cơ... cần chú ý tuân thủ theo các khuyến cáo phòng dịch của Bộ Y tế và bệnh viện nơi đến khám chữa bệnh.

Với bệnh nhân không thuộc nhóm bệnh lý tự miễn nhưng đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc sinh học cũng cần nâng cao cảnh giác trước dịch Covid-19.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.