Cách phòng bệnh lao phổi ở lứa tuổi học sinh, sinh viên

Bác sỹ Nguyễn Thu Thủy, Khoa Lao – Hô Hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương.
Bác sỹ Nguyễn Thu Thủy, Khoa Lao – Hô Hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Học sinh, sinh viên thức khuya thường xuyên, học tập căng thẳng, không có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý là một trong những yếu tố khiến sức đề kháng suy giảm, thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển.

Mặc dù bệnh lao có thể phòng ngừa và điều trị được nhưng trên thế giới mỗi ngày vẫn còn hơn 4.100 người tử vong và gần 30.000 người mắc bệnh này.

4 sinh viên ở chung phòng trọ cùng mắc lao

Bác sỹ Nguyễn Thu Thủy (Khoa Lao – Hô Hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết, lao phổi là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát. Nguyên nhân gây bệnh lao luôn xuất phát từ vi khuẩn lao, chỉ phụ thuộc vào các yếu tố thuận lợi để phát triển thành bệnh.

Đối với các bạn học sinh, sinh việc, việc học hành căng thẳng, không có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi cũng là một trong những yếu tố khiến sức đề kháng giảm. Khi sức đề kháng giảm, nguy cơ từ nhiễm lao thành mắc bệnh lao sẽ tăng.

Ngoài ra, môi trường sống, làm việc không đảm bảo: tập trung đông người trong một không gian hẹp, kín, nhiệt độ ẩm thấp cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và lây lan mạnh.

“Bệnh viện Phổi Trung ương đã từng ghi nhận trường hợp 4 bạn sinh viên ở cùng trọ với nhau và dần dần cả 4 người đều lây bệnh lao. Bạn đầu tiên đến khám có các triệu chứng mệt mỏi, sút cân, ho nhiều, xét nghiệm thì có vi khuẩn lao dương tính. Khi có 1 người dương tính thì sẽ khám sàng lọc những người tiếp xúc gần. Cũng có nhiều trường hợp dù sống trong 1 gia đình nhưng khi sàng lọc lại không có ai bị bệnh cả. Đây cũng là 1 trường hợp đặc biệt, có thể là do sức đề kháng hoặc do không gian sống chưa được thông thoáng, thiếu ánh sáng”, bác sĩ Nguyễn Thu Thủy thông tin.

Cũng theo bác sĩ Khoa Lao – Hô hấp, bệnh lao dễ lây lan trong khoảng thời gian chưa được chẩn đoán, khi đã chẩn đoán và điều trị thì động lực vi khuẩn giảm rất nhiều, sau khoảng 2-4 tuần khả năng lây đã giảm.

Tuy nhiên, khi chưa phát hiện bệnh, việc ở cùng nhau trong 1 môi trường sinh hoạt không gian khép kín, chỉ cần 1 người dương tính thì đây cũng là nguồn lây trực tiếp để những người xung quanh dễ nhiễm và dễ mắc lao. Bởi cứ 1 người bị lao phổi ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung... trước khi người bệnh được điều trị.

Ngoài ra, trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn lao có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng, đờm của bệnh nhân lao trong phòng cấy ẩm có thể tồn tại 3 tháng vẫn có động lực.

“Tuy 1 lần ho phát tán vi khuẩn không nhiều nhưng trong không gian hẹp, không thông thoáng thì lượng vi khuẩn lao sẽ tích tụ trong không khí, hít vào lượng vi khuẩn càng nhiều thì nguy cơ mắc càng tăng. Dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt sau 1,5 giờ. Vi khuẩn lao ngừng phát triển ở 42 độ C và bị tiêu diệt sau 10 phút ở 100 độ C. Do đó, chúng ta vẫn có thể khử khuẩn các dụng cụ ở 100 độ C để tiêu diệt vi khuẩn lao”, bác sĩ Nguyễn Thu Thủy nói.

Bệnh viện Phổi Trung ương đang điều trị cho 6 bệnh nhân lao phổi trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Bệnh viện Phổi Trung ương đang điều trị cho 6 bệnh nhân lao phổi trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát lao phổi

Những người trẻ có sức khỏe và sức đề kháng tốt thường sẽ bỏ qua những triệu chứng ban đầu của bệnh. Tuy nhiên, bệnh lao là bệnh tiến triển âm thầm và phát hiện muộn. Nếu không được chữa trị kịp thời và hiệu quả có thể gây nên nhiều di chứng đe dọa tính mạng.

Các di chứng có thể kể đến như: Tổn thương thâm nhiễm để lại các nốt vôi hóa, xơ hóa; Nặng hơn là tổn thương tụ lại thành những đám xơ mờ trên phổi; Tổn thương nhu mô, tổn thương phế quản khiến xẹp nhu mô của phổi; Giãn phế quản sau lao, bệnh nhân dễ bội nhiễm, thi thoảng có những ho khạc, có thể ho ra máu...

“Khi các tổn thương phổi rộng chắc chắn sẽ để lại những di chứng và khi trên phổi để lại những xơ, sẹo như vậy thì khả năng hô hấp giảm, gắng sức một chút sẽ dẫn đến khó thở”, bác sĩ Thủy thông tin.

Lao là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, để phòng tránh bệnh lao, bác sĩ Thủy khuyến cáo, với bệnh nhân đã mắc cần hạn chế tiếp xúc với người khác, đeo khẩu trang đầy đủ. Ngoài ra những người trong gia đình cũng cần khám sàng lọc để kiểm tra.

Đối với những trường hợp chưa mắc, cần chú trọng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nơi ở cần thông thoáng để giảm tối đa lượng vi khuẩn trong phòng (nếu có), hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, hắt hơi. Trẻ em cần tiêm vaccine phòng bệnh lao trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.