Cách phát hiện 5 loại ung thư thường gặp ở nữ giới

PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật
PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật
(PLO) - Trong các bệnh ung thư hiện nay, có 5 loại ung thư thường gặp ở nữ là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư nguyên bào nuôi. Góp phần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, chất chỉ điểm ung thư sẽ làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh hoặc kéo dài sự sống với trường hợp phát hiện kịp thời bệnh.

Dưới đây là một số chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC về chất chỉ điểm các loại ung thư hay gặp ở nữ:

Dấu ấn khối u ung thư là gì?

Dấu ấn khối u (tumor markers) là những chất có ở một khối u hoặc được sản xuất bởi một khối u, hoặc được sản xuất bởi cơ thể vật chủ để đáp ứng đối với sự có mặt của một khối u, có thể tăng lên trong máu.

Dấu ấn khối u có thể được sử dụng để: Chẩn đoán ung thư, xác định giai đoạn ung thư (sự tăng dấu ấn khối u có thể được sử dụng để giúp xác định mức độ di căn của ung thư), xác định tiên lượng (một số dấu ấn khối u có thể được sử dụng để giúp xác định độ nặng của ung thư), hướng dẫn lựa chọn cách điều trị, theo dõi sự thành công của điều trị và phát hiện tái phát.

5 loại ung thư hay gặp ở nữ

1. Ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở các nước phát triển. Ung thư vú nếu được phát hiện, điều trị sớm thì tỷ lệ sống sót lên tới 90% và chất lượng sống của bệnh nhân được tăng lên rõ rệt. Nếu chưa di căn ra mô xung quanh và hạch bạch huyết, tỷ lệ sống sót là 100%.

Nếu chị em phụ nữ có những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn như: tiền sử gia đình có chị, em gái, mẹ bị ung thư, người thừa cân, béo phì, hút thuốc lá,… cần đi khám, kiểm tra sàng lọc định kỳ. Trong ung thư vú, các dấu ấn khối u có thể được sử dụng trong chẩn đoán ung thư vú gồm: CA15-3, CEA và HER2.

Tuy nhiên, do độ nhạy của các dấu ấn khối u này trong chẩn đoán ung thư vú thấp, nhất là ở giai đoạn sớm, việc kết hợp giữa CA15-3 và CEA cũng chỉ nâng được độ nhạy lên khoảng gần 60%, nên chúng thường được sử dụng để theo dõi tiến triển của bệnh, hiệu quả điều trị và để phát hiện sớm tái phát.

Riêng HER2 có giá trị trong hướng dẫn điều trị đích. Do vậy, khi có khối nghi ngờ tuyến vú, kết quả marker chỉ điểm ung thư trên tăng hoặc bình thường thì chị em cần chụp xạ hình tuyến vú và chọc hút tế bào.

2. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở phái nữ. Nếu được phát hiện sớm, 92% người mắc bệnh này có thể được chữa khỏi.

Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là 30-59, đỉnh cao là 48-52 tuổi. Bệnh diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu cụ thể để nhận biết, chỉ đến khi có những triệu chứng trên lâm sàng như ra máu bất thường không liên quan đến kỳ kinh hay sau khi giao hợp, ra khí hư, hôi, đau bụng vùng chậu, tiểu buốt… xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Để tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ nên tầm soát định kỳ bằng tế bào âm đạo cổ tử cung. Ngoài ra, nếu có nghi ngờ chị em phụ nữ có thể làm xét nghiệm định typ HPV xem có bị nhiễm các typ virus có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung hay không. Vì theo thống kê thì 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do HPV 16, 18.

Các dấu ấn khối u có thể được sử dụng trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung tế bào vảy là SCC. SCC có độ nhạy chẩn đoán là 37% ở giai đoạn IB, tăng lên 90% ở giai đoạn IV.

3. Ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn đầu bởi vì nó thường xuyên tạo ra chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung có thể bao gồm: chảy máu sau mãn kinh, kéo dài thời gian hoặc chảy máu giữa chu kỳ, bất thường chảy ra từ âm đạo, đau vùng chậu, đau khi giao hợp…

Nếu ung thư nội mạc tử cung được phát hiện sớm, loại bỏ tử cung bằng phẫu thuật thường loại bỏ tất cả của ung thư.

Các dấu ấn khối u có thể được sử dụng trong chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung gồm HE4 và CA125. Cả HE4 và CA125 có sự tương quan thuận có ý nghĩa với giai đoạn mô bệnh học, di căn hạch bạch huyết, xâm lấn nội mạc tử cung và cổ tử cung, đều tăng một cách có ý nghĩa theo giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung. Sự kết hợp 2 dấu ấn HE4 và CA125 giúp dự đoán mức độ xâm lấn nội mạc, sự lan ra cổ tử cung và di căn hạch, có thể được sử dụng trong tiên lượng bệnh.

4. Ung thư buồng trứng

Là loại ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ và được gọi là “sát thủ thầm lặng” đối với phụ nữ trên tuổi 55. Mỗi năm, trên toàn thế giới có hơn 20.000 phụ nữ phát hiện mắc ung thư buồng trứng.

Những triệu chứng có thể gặp như đau bụng và vùng chậu dữ dội, đến kinh nguyệt không đều và lông, tóc mọc quá mức.

Hiện nay có nhiều các dấu ấn khối u có thể được sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng gồm: HE4, CA 125, CA15-3 và CA72-4, cụ thể:

- Giá trị chẩn đoán (độ nhạy) của HE4 ở giai đoạn sớm là 62-83%, giai đoạn muộn là 75-93%;

- Giá trị chẩn đoán của CA125 ở giai đoạn sớm là 50%, giai đoạn muộn là 92%;

- Trong khi giá trị chẩn đoán của CA15-3 chỉ đạt 50-56% và CA72-4 chỉ đạt 63-71%, sự kết hợp các dấu ấn này có thể làm độ nhạy chẩn đoán tăng lên.

5. Ung thư nhau thai (ung thư nguyên bào nuôi)

Ung thư nhau thai hay ung thư nguyên bào nuôi (Choriocarcinoma) xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam và các quốc gia châu Á khác với khoảng 30/1.000 ca sinh và 2,6/1.000 ca có thai.

Loại ung thư này có nguồn gốc từ sự đột biến gien của những tế bào nuôi, một thành phần trong số những tế bào chịu trách nhiệm hình thành các tổ chức có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai như: bánh nhau, cuống rốn… và thường rất hay gặp ở những sản phụ sau nạo hút thai chửa trứng. Do vậy, những sản phụ sau chửa trứng cần phải được theo dõi liên tục, 2 tuần 1 lần trong 3 tháng đầu, 4 tuần 1 lần trong 6 tháng kế tiếp và 8 tuần 1 lần trong 8 tháng tiếp theo.

Những dấu hiệu điển hình của ung thư nhau thai là chảy máu âm đạo bất thường, nghén nặng, chân phù nề sớm, bụng to nhanh và lớn hơn nhiều so với tuổi thai…

β-hCG là dấu ấn khối u có thể được sử dụng trong chẩn đoán ung thư nhau thai. Trong bệnh nguyên bào lá nuôi thai ác tính mức độ β-hCG tăng hình cao nguyên trong ít nhất trong 3 tuần. β-hCG cũng tăng trong ung thư biểu mô nhau (choriocarcinoma), ung thư biểu mô phôi và u đa phôi (polyembryomas).

Ngoài ra, PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật lưu ý: vì các dấu ấn ung thư trong ung thư vú và ung thư phần phụ ở phụ nữ có độ nhạy kém, nhất là ở giai đoạn sớm của ung thư nên chúng chủ yếu được sử dụng để theo dõi tiến trình của bệnh, hiệu quả điều trị và sự tái phát của khối u. Để chẩn đoán sớm các ung thư này cần có sự kết hợp giữa các dấu ấn khối u với các kỹ thuật cận lâm sàng khác như siêu âm, chụp X quang, CT scan, PET scan và xét nghiệm tế bào học. n

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang thực hiện hàng ngày (kể cả ngày lễ, tết) đầy đủ kỹ thuật chẩn đoán, dấu ấn sàng lọc các loại ung thư thường gặp ở nữ như:

- Xét nghiệm: HE4, CA 125, CEA, CA19-9, AFP, β-hCG, SCC, CYFRA 21-1, CEA,…

- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, X quang, CT scan,...

Với đội ngũ giáo sư, thạc sỹ, bác sỹ, cử nhân xét nghiệm có chuyên môn sâu, kinh nghiệm và được thực hiện trên hệ thống máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế - ISO 15189: 2012, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cam kết các kết quả xét nghiệm luôn bảo đảm độ chính xác cao, thời gian trả kịp thời.

Ngoài ra, MEDLATEC còn phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi theo yêu cầu giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại và vẫn bảo đảm kết quả chính xác như lấy mẫu xét nghiệm tại viện.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.