Cách nào cho "dân văn phòng" dễ thở, dễ ngủ?

Thiết kế, sắp xếp và làm vệ sinh thường xuyên, sao cho người làm việc có chỗ thở theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, chính là biện pháp mang ý nghĩa phòng bệnh hữu hiệu cho "dân" văn phòng.

Có một hiện tượng đã được ngành y phát hiện từ lâu. Đó là những người làm việc trong văn phòng thường ca thán về một số bệnh, chứng như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm bàng quang, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ...

Điều đáng ngạc nhiên nữa là nhà càng cao, phòng càng hẹp, nhân viên càng đông, và nhất là văn phòng càng có nhiều máy điều hòa không khí thì bệnh càng nhiều.
 
Nếu rà kỹ nếp sinh hoạt của người làm việc trong cao ốc văn phòng có gắn máy lạnh thì hiểu ngay tại sao tình trạng nay đau mai yếu xảy ra như cơm bữa. Khi bước vào, cũng như khi tan sở, là lúc cơ thể phải đối đầu với khác biệt nhiệt độ, từ nóng vào lạnh, rồi từ lạnh trở về đột ngột với cái nóng bức của môi trường bên ngoài.
 
Sự chênh lệch nhiệt độ có thể chỉ kéo dài trong mấy giây đồng hồ, nhưng với hệ thần kinh, cụ thể là trung khu điều nhiệt, chẳng khác nào một loại stress, không thua gì căng thẳng trong công việc hay mâu thuẫn trong gia đình. Từ đó, có thể hiểu, sức đề kháng khó mà tránh cảnh bị nhiễu loạn. Bằng chứng là, cũng theo kết quả nghiên cứu hẳn hòi, người ngồi một chỗ ít bệnh hơn người phải đi tới đi lui qua cửa liên tục.
 
Nhưng người được ngồi thường xuyên cũng nào có yên thân. Nếu máy lạnh hiếm khi được làm vệ sinh, thì căn phòng đóng kín tuy được tiếng cách ly với môi trường bên ngoài nhưng trên thực tế lại là nơi trú ngụ của cả trăm loại vi khuẩn.

Chúng ẩn núp ngay trong lưới lọc bụi của máy điều hòa. Người nào chọn chỗ ngồi ngay máy lạnh cho mát sẽ không ngờ rằng chỉ “được” vi khuẩn thổi thẳng vào... mũi.

Thêm vào đó, hóa chất trong nước sơn tường, bàn ghế còn mới, nước lau nhà, lau kính, dung dịch xịt phòng khử mùi, bụi mực in và nhất là khói thuốc lá... tất cả quyện với nhau tấn công “con mồi”, khiến người làm việc trong văn phòng chẳng khác nào món “thịt xông khói ướp lạnh, có tẩm đủ thứ hương liệu bảo quản” với hằng hà sa số vi khuẩn háu đói đang chực chờ lây lan. Không lạ gì khi một người trong công ty bị bệnh, nhiều người khác cũng “tỏ tình đoàn kết” theo kiểu “một con ngựa đau, cả "tàu"... cùng bệnh.
Theo thống kê ở Đức, có tối thiểu 700.000 người, nghĩa là gần 1% dân số, phải thường xuyên nghỉ bệnh vì dị ứng, nhức đầu, viêm kết mạc, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, bội nhiễm hô hấp…

Trong số đó, 80% là người làm việc trong cao ốc văn phòng. Cũng theo thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở xứ này, số người bị bệnh ở nhóm nhân viên làm thêm ngoài giờ cao gấp ba lần số đối tượng hết giờ là nghỉ.

Nói thế không có nghĩa nên mở văn phòng giữa… ruộng cho có đủ dưỡng khí và đảm bảo sức khỏe. Nhưng thiết kế, sắp xếp và làm vệ sinh thường xuyên, sao cho người làm việc có chỗ thở theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, chính là biện pháp mang ý nghĩa phòng bệnh hữu hiệu.

Lê Nguyễn (theo F.A)
 

Đọc thêm

Cấp phép vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam

Ảnh minh họa: Môi trường và đô thị
(PLVN) -  Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới phê duyệt vaccine ngừa sốt xuất huyết cùng zona thần kinh và phế cầu 23. Trong đó, vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam cho cá nhân mà không cần xét nghiệm trước khi tiêm.

2 trẻ nhỏ ở Lào Cai nguy kịch vì ho gà

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai vừa ghi nhận trên địa bàn 2 bệnh nhi mắc ho gà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nguy kịch vì mắc cúm B

Bệnh nhân mắc cúm B đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc Cúm B nặng. Hai trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể). Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Gần 30 người ở Cao Bằng nghi nhiễm lỵ trực trùng

Để chủ động phòng, chống bệnh do lỵ trực trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng mới ghi nhận 28 ca tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng trên địa bàn. Ngành y tế địa phương đang tăng cường các biện pháp xử lý ổ dịch và tìm tác nhân gây bệnh.

Gia đình 8 người nhập viện sau ăn nấm

Nấm mọc vườn ngô nơi các cháu nhỏ đã hái về ăn.
(PLVN) - Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang, trên địa bàn huyện Mèo Vạc vừa xảy ra 1 vụ ngộ độc nghi do ăn phải nấm độc làm 8 người trong một gia đình nhập viện.

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.