Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cần xác định khoa học pháp lý là tác nhân thúc đẩy

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4:  Cần xác định khoa học pháp lý  là tác nhân thúc đẩy
(PLO) - Tại buổi tọa đàm về “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức hôm qua - 18/5, nhiều ý kiến cho rằng việc xác định những tác động của cách mạng công nghiệp tới công tác tư pháp, làm rõ những vấn đề pháp lý sẽ giúp các nhà quản lý, đơn vị hoạch định chính sách thúc đẩy và có các biện pháp ứng phó, thích hợp.

Nêu lên những đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư, Đại tá Lê Thế Mẫu, Viện Chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) chỉ rõ, cuộc cách mạng này phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng. Nó có thể làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọi quốc gia. Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi trong toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. 

Minh chứng dễ thấy nhất là, hiện hàng tỷ người đang được kết nối với nhau thông qua điện thoại di động, qua mạng xã hội. Các thế hệ máy tính hiện nay đang có một sức mạnh xử lý chưa từng có với dung lượng lưu trữ tăng lên đáng kể cho phép con người dễ dàng truy cập vào kho kiến thức không giới hạn. Những khả năng này được nhân lên nhờ những công nghệ đột phá trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, robot, internet vạn vật, xe tự lái, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và máy tính lượng tử.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN) vẫn chưa thực sự quan tâm, coi trọng. Dễ thấy nhất là việc đầu tư cho KHCN của Việt Nam mới đạt khoảng 1% GDP (bao gồm cả đầu tư từ ngân sách nhà nước và đầu tư toàn xã hội, doanh nghiệp). Trong khi đó, tại Trung Quốc là hơn 2,2% GDP, Hàn Quốc 4,5%. Chỉ rõ những hạn chế mang tính nền tảng của Việt Nam trong cuộc CMCN, Đại tá Lê Thế Mẫu nhận định: “CMCN có thể nói là rất mới đối với Việt Nam. Chúng ta thường chỉ nói nhiều về công nghiệp hóa, chưa hề trải qua cuộc CMCN nào. Thách thức trong cuộc CMCN là vô cùng lớn bởi chúng ta có xuất phát điểm thấp, cho đến nay chúng ta vẫn chưa hoàn toàn cơ khí hóa, điện khí hóa trong lĩnh vực nông, công nghiệp...”.

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam đã đạt 52% dân số. Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về thời gian sử dụng internet với 5,2 giờ mỗi ngày, đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội, 55% dân số đang sử dụng điện thoại di động… Đây cũng là cơ sở bước đầu để Việt Nam tham gia vào cuộc CMCN. Nói cách khác, dựa trên nền tảng này Việt Nam có thể đi thẳng vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển.

Để công tác tư pháp nhanh chóng bắt nhịp với CMCN, Đại tá Lê Thế Mẫu nhận định, trước mắt cần tập trung rà soát lại các chủ trương, nghị định, nghị quyết… trùng lặp, thiếu hiệu quả. Tích cực đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, phổ biến thông tin tới từng người dân thông qua mạng interet. Đẩy mạnh đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin từ lĩnh vực pháp lý. 

Tại buổi tọa đàm TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý cũng chỉ rõ, hiện nhiều hoạt động liên quan đến công tác pháp lý vẫn mang tính thủ công cao. Do vậy, nếu KHCN thông tin được kết hợp với công tác pháp lý sẽ giúp nâng cao tính nhanh nhạy, tăng tính năng động của ngành. Đồng quan điểm trên, Đại tá Lê Thế Mẫu cho biết: “Có một thực tế là, các chuyên gia công nghệ thông tin không am hiểu nhiều về lĩnh vực pháp lý, các chuyên gia pháp lý lại không hiểu về lĩnh vực công nghệ thông tin. Thực ra, công nghệ thông tin chỉ là công cụ để thực hiện những nhiệm vụ chính trị xã hội nhất định. Người làm công nghệ thông tin muốn làm tốt công tác về pháp lý thì chuyên gia đó phải là người hoạt động trong lĩnh vực pháp lý. Nên tập trung đào tạo các chuyên gia về công nghệ đã từng qua môi trường luật. Có như vậy họ mới thực sự sản xuất ra được các chương trình, phần mềm phục vụ thiết thực cho công tác phổ biến pháp lý”. 

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.