Cách giảm nguy cơ ung thư ở nam giới

Cho đến nay ung thư vẫn là mối đe dọa sức khỏe lớn nhất của nhân loại. Riêng với nam giới, rủi ro ung thư có thể giảm bớt nếu biết cách đề phòng.
Tránh đồ chiên xào
Theo các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ), ăn khoai tây chiên, gà chiên, cá chiên hoặc bánh chiên nhiều hơn một lần mỗi tuần sẽ làm tăng 37% rủi ro bị ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông. Lý do là dầu ăn khi được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ làm phát sinh các chất gây ung thư.
Dùng nước ép lựu
Các chuyên gia của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) phát hiện nước ép quả lựu có thể làm chậm đà tiến triển của bệnh ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu trước đó cũng chứng minh nước ép quả lựu có khả năng trì hoãn ung thư tuyến tiền liệt ở chuột, đồng thời ổn định hàm lượng kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) ở người đang điều trị ung thư. Đàn ông nên uống khoảng 470 ml nước lựu/ngày để hấp thu các chất polyphenol, isoflavone và a xít ellagic, vốn có thể “phối hợp tác chiến” chống bệnh ung thư.
Tận dụng quả việt quất
Các chuyên gia tại Đại học Rutgers (Mỹ) cho biết quả việt quất chứa nhiều pterostilbene, chất giúp giảm bớt những thương tổn xuất hiện trước khi phát triển thành ung thư ở ruột. Đàn ông được khuyên hấp thu khoảng 1 ly việt quất mỗi ngày, dùng như đồ ăn vặt, dùng chung với ngũ cốc hoặc xay sinh tố để uống.
Quả việt quất rất cần thiết trong chế độ ăn ngừa ung thư - Ảnh: Shutterstock
Quả việt quất rất cần thiết trong chế độ ăn ngừa ung thư - Ảnh: Shutterstock 
Làm bạn với chất xơ
Một cuộc nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of  Clinical Nutrition cho thấy người theo đuổi chế độ ăn giàu chất xơ (khoảng 17 gr chất xơ/1.000 calorie) có rủi ro ung thư thận thấp hơn 19% so với người hấp thu ít chất xơ nhất. Lý do là chất xơ (có nhiều trong rau quả) giúp chặn đứng các độc tố gây ung thư “đi du lịch” từ ruột đến thận.
Cứ hạt mà nhai
Người ăn các loại quả, hạt khô (như hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó...) mỗi ngày giảm 20% nguy cơ tử vong do ung thư so với người không dùng loại thực phẩm này. Đây là kết quả được các chuyên gia Trường Y Harvard (Mỹ) rút ra từ việc phân tích dữ liệu sức khỏe của 120.000 người Mỹ trong 30 năm.
Quả óc chó rất cần thiết trong chế độ ăn ngừa ung thư - Ảnh: Shutterstock
Quả óc chó rất cần thiết trong chế độ ăn ngừa ung thư - Ảnh: Shutterstock 
Bổ sung vitamin D
Theo một cuộc nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Clinical Nutrition, người vận dụng chế độ ăn có bổ sung 1.000 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày giảm 77% rủi ro mắc bệnh ung thư so với nhóm dùng giả dược. Vitamin D hiện diện trong cá hồi, cá mòi và nấm đông cô, nhưng cách hấp thụ tốt nhất là phơi nắng sáng mỗi ngày.
Hãy đứng dậy! 
Theo Viện Nghiên cứu ung thư Mỹ, thói quen ngồi quá lâu được xác định là thủ phạm gây ra hơn 92.000 ca ung thư được phát hiện mỗi năm. Đàn ông nên cài chế độ chuông báo trên điện thoại di động để nhắc bản thân đứng dậy và đi loanh quanh vài phút mỗi giờ. Hành động này giúp giảm mức phân tử trong cơ thể có liên quan đến rủi ro ung thư.
Đổ mồ hôi
Nghiên cứu của Đại học Vermont cho thấy đàn ông giữ thân hình cân đối có rủi ro ung thư phổi và ung thư ruột kết - trực tràng giảm lần lượt 68% và 38% so với người ít vận động nhất. Người đã mắc ung thư cũng có kết quả điều trị tốt hơn nếu tập thể dục đều đặn. Theo các chuyên gia, việc thực hiện các bài tập tăng cường sức bền và hỗ trợ tim mạch (như chạy bộ, đạp xe...) giúp kiểm soát tình trạng viêm và mức hormone trong cơ thể, qua đó góp phần củng cố hệ miễn dịch để chống chọi hiệu quả các tế bào phát triển bất thường.
Trị chứng ngáy ngủ
Nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) cho thấy người bị chứng ngừng thở khi ngủ (trong đó ngáy là triệu chứng chính) có rủi ro tử vong do ung thư cao hơn 5 lần so với người ngủ không ngáy. Tình trạng hơi thở bị gián đoạn khi ngủ khiến mức ô xy trong máu giảm xuống, tạo điều kiện cho các khối u ung thư nhỏ sẵn có phát triển mạch máu mới, hút chất dinh dưỡng để tăng trưởng và lây lan nhanh khắp cơ thể qua dòng máu.
Tầm soát định kỳ
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính nếu mỗi người trên 50 tuổi đều tầm soát ung thư ruột định kỳ thì có đến 60% trường hợp tử vong do bệnh này có thể được ngăn chặn. Thế nên đàn ông đừng quên kiểm tra nguy cơ ung thư ở đại trực tràng, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, da và phổi mỗi khi đi khám sức khỏe.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.