Các trường đại học đón sinh viên trở lại khi nào?

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với tình hình dịch COVID-19 như hiện nay, lãnh đạo các trường đại học (ĐH) cho rằng, khó có thể mở lại cửa trường sớm để đón sinh viên học trực tiếp.

TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Công tác Chính trị Sinh viên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay, kế hoạch đón sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp phụ thuộc quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Sinh viên các trường ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có cả sinh viên từ các địa phương phía Nam, nên kế hoạch cho sinh viên sớm quay trở lại trường rất khó khả thi.

TS Bình chia sẻ, 100% giảng viên thuộc đối tượng được ưu tiên đã được ưu tiên tiêm vắc-xin. Sinh viên thường trú hoặc thời gian qua ở lại Hà Nội đều đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin theo kế hoạch của thành phố. Trong khi đó, sinh viên cư trú tại các tỉnh thành khác được tiêm hay chưa đều phụ thuộc vào kế hoạch của từng địa phương cụ thể. Vì thế, ông Bình mong muốn Bộ GD&ĐT có ý kiến đề xuất để sinh viên là đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin. TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT, cho biết, 3 cơ sở chính của trường tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM đều chưa có kế hoạch mở cửa trở lại.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, thời điểm này, các trường ĐH tổ chức khai giảng năm học mới, lễ tốt nghiệp cho sinh viên dưới hình thức trực tuyến. Học viện Ngân hàng cho biết, trường chưa có kế hoạch cho sinh viên đi học tập trung trong tháng 10 mà tiếp tục đào tạo trực tuyến. Khác với học sinh THPT, sinh viên các trường ĐH tại Hà Nội đến từ nhiều tỉnh, thành đang có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên học tập trung trong thời điểm này sẽ tạo ra làn sóng di chuyển của sinh viên giữa các địa phương, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sinh viên mới trúng tuyển bắt đầu bước vào tuần sinh hoạt công dân bằng hình thức học trực tuyến.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội triển khai năm học mới từ ngày 27/9 bằng hình thức học trực tuyến đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên đang làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp, luận văn và luận án được đến trường để làm thí nghiệm nghiên cứu, đảm bảo không quá 20 người trong phòng thí nghiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Ban Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM có văn bản tiếp tục tổ chức giảng dạy trực tuyến đến khi có chủ trương mới và thông báo của ĐH Quốc gia TPHCM. Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng dự kiến tổ chức dạy học trực tuyến hết học kỳ I năm học này.

Yêu cầu trường công, trường tư không tăng học phí

Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian qua Bộ nhận được 75 phản ảnh, kiến nghị của công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia liên quan quy định tăng học phí của nhiều trường ĐH, CĐ trong tình hình dịch COVID-19. Các phản ánh, khiếu nại tập trung vào 3 nhóm vấn đề liên quan học phí, lạm thu và thủ tục hành chính. Theo Bộ GD&ĐT, mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quy định trong Luật Giáo dục 2019. “Tuy nhiên, việc tăng học phí trong thời điểm hiện nay là không hợp lý và không thực hiện đúng tinh thần và chủ trương của Chính phủ đề nghị các cơ sở giáo dục chia sẻ khó khăn với học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến hết sức phức tạp”, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành chỉ đạo và quán triệt các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý xem xét giữ ổn định học phí năm học 2021-2022 không tăng so với năm học 2020-2021, đồng thời trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cần có các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo với thủ tục đơn giản và phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội ở một số địa phương để hỗ trợ người học.

Về việc có trường thu thêm phí tài liệu trong bối cảnh dạy học trực tuyến, Bộ GD&ĐT đề nghị hạn chế tối đa phát sinh các khoản ngoài học phí và cần có chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp đối với các khoản thu đã quy định và tiếp tục thực hiện mức trần học phí của các cơ sở giáo dục ĐH công lập do Nhà nước quy định cho năm học 2020-2021.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.