Các tổ chức tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu sử dụng dịch vụ, ngân hàng thiết yếu của người dân

Hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được NHNN duy trì.
Hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được NHNN duy trì.
(PLVN) -Từng tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp (DN) trực thuộc Ngân hàng nhà nước (NHNN) được chủ động quyết định việc bố trí cán bộ theo các phương án, kịch bản phòng, chống dịch của mình, nhưng phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sử dụng dịch vụ, ngân hàng thiết yếu của người dân, đặc biệt là đảm bảo sự hoạt động liên tục của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ATM...

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công điện 03/CĐ – NHNN thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. 

Tại Công điện này, Thống đốc NHNN nhấn mạnh, theo chỉ thị 16/CT-TTg, các TCTD và các DN trực thuộc NHNN là các đơn vị dịch vụ, do đó, Thống đốc NHNN chỉ đạo, từng TCTD, DN trực thuộc chủ động quyết định việc bố trí cán bộ theo các phương án, kịch bản phòng, chống dịch của mình, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Đáp ứng các yêu cầu sử dụng dịch vụ, ngân hàng thiết yếu của người dân, đặc biệt là đảm bảo sự hoạt động liên tục của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ATM; Hạn chế tối đa số lượng cán bộ phải đến trụ sở làm việc.Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng, chống dịch khi bố trí cán bộ làm việc tại các trụ sở. 

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: "Hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được NHNN duy trì, đáp ứng đầy đủ cho lưu thông, đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế..."
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: "Hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được NHNN duy trì, đáp ứng đầy đủ cho lưu thông, đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế..."

Đồng thời yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị của các TCTD chủ động thông báo với chính quyền địa phương về những địa điểm cần thiết phải được duy trì hoạt động, tổ chức giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và nền kinh tế. 

Và lưu ý, trong quá trình triển khai thực hiện công điện này, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các đơn vị chủ động trao đổi với Văn phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản trị của NHNN và báo cáo trực tiếp Thống đốc, Phó Thống đốc thường trực để được chỉ đạo, xử lý.

Đối với các các đơn vị thuộc NHNN, Thống đốc yêu cầu bố trí cán bộ làm việc tại nhà trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 01/04/2020. 

Việc bố trí cán bộ làm việc tại nhà phải tuân thủ các yêu cầu sau: Cán bộ chủ động bố trí phương tiện làm việc (máy tính, Ipad, điện thoại, email…) phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc. Đảm bảo thời gian làm việc như làm việc tại cơ quan và duy trì liên lạc thường xuyên qua các phương tiện thông tin, đặc biệt là trong 8 giờ làm việc hành chính… để đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đúng các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan…

Trao đối với báo chí, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được NHNN duy trì, đáp ứng đầy đủ cho lưu thông, đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế. Đối với các TCTD, mọi hoạt động giao dịch thiết yếu như gửi tiền, rút tiền, thanh toán chuyển tiền, các hoạt động dịch vụ ngân hàng trực tuyến online, máy ATM vẫn được bố trí phục vụ bình thường trong 15 ngày tới. 

“Chúng tôi cũng giao cho lãnh đạo các ngân hàng thông báo với chính quyền địa phương để cho phép các chi nhánh, các phòng giao dịch được mở cửa hoạt động bình thường. Vì vậy, DN và người dân không nhất thiết phải rút tiền để dự phòng trong thời gian cách ly toàn xã hội mà vẫn thực hiện các dịch vụ tiền mặt thanh toán khi có nhu cầu cần thiết.,.”- Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…