Các nghị quyết do Việt Nam bảo trợ được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua

(PLO) - Trong hai ngày 23-24/3/2016, tại Trụ sở Liên Hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 40 nghị quyết, quyết định và tuyên bố của Chủ tịch HĐNQ tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 31.

Tại các phiên họp, trên cơ sở quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Đại sứ Trưởng Phái đoàn Nguyễn Trung Thành và Đoàn Việt Nam đã chủ động tham gia, tích cực đóng góp vào quá trình thảo luận và thông qua các nghị quyết, quyết định của khóa 31 trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của các quốc gia, khu vực.

Khi xem xét các dự thảo liên quan đến tình hình nhân quyền của các nước cụ thể, Đại sứ Nguyễn Trung Thành đã phát biểu chuyển tải thông điệp chung của Việt Nam là HĐNQ cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng, kiên trì tìm các giải pháp cân bằng và thỏa đáng đối với những bất đồng, tránh để HĐNQ bị chính trị hóa làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội đồng.

Ngoài việc tham gia tích cực vào việc thương lượng, đóng góp nội dung cho tất cả các dự thảo, Việt Nam đã trực tiếp bảo trợ các Nghị quyết về thực hiện các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội, về quyền văn hóa và đa dạng văn hóa, quyền làm việc, về quyền lương thực..., đều đã được khóa 31 HĐNQ thông qua bằng đồng thuận.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.