Các mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ

Xe ô tô của lực lượng CSGT đang đỗ tại chốt bị hư hỏng sau khi đối tượng tông vào phần đuôi xe (Ảnh: CATH).
Xe ô tô của lực lượng CSGT đang đỗ tại chốt bị hư hỏng sau khi đối tượng tông vào phần đuôi xe (Ảnh: CATH).
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Cản trở, chống người thi hành công vụ có thể bị phạt tiền lên đến 8 triệu đồng, phạt tù cao nhất đến 7 năm và buộc phải xin lỗi công khai...

Thời gian vừa xảy ra hàng loạt vụ chống người thi hành công. Chỉ riêng trong ngày hôm qua (27/2), Công an Lạng Sơn và Công an Thanh Hóa đã khởi tố 3 đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ, làm các cán bộ chiến sĩ bị thương, gây hư hỏng phương tiện CSGT.

Vậy hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ như vậy sẽ chịu hình phạt hay mức phạt thế nào?

Theo Bộ Công an, hành vi “cản trở” là hành vi tác động một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình người thi hành công vụ chấp hành, thực hiện nghiệp vụ, từ đó tạo ra khó khăn, cản trở việc chấp hành pháp luật. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ

Xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ tại Điều 21 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:

Phạt tiền từ 01 - 04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

- Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

- Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

- Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là buộc xin lỗi công khai.

Truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm.

Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào?

Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặt khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào?

Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Đọc thêm

Quy định xử lý, mức phạt hành vi đua xe và cổ vũ đua xe trái phép

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bạn đọc hỏi: Hiện nay, nạn đua xe trái phép có dấu hiệu xuất hiện trở lại và hậu quả của hành vi đua xe trái phép đang là một vấn đề gây bức xúc đối với người dân. Bộ Công an cho tôi hỏi, hành vi đua xe trái phép và người cổ vũ đua xe trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Hai hành vi nêu trên được quy định xử phạt cụ thể tại văn bản nào?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Tiến Đạt (Thái Nguyên) hỏi: Tôi mới thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ với hơn 20 công nhân. Xin hỏi, các doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động không? Nếu không đăng ký nội quy lao động thì có bị xử phạt không?.

Đang là Trưởng thôn, có được kiêm nhiệm và tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở?

Ảnh minh họa. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Luật không cấm người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tham gia hoạt động trong các lực lượng, tổ chức khác hoặc người đang tham gia các lực lượng, tổ chức khác tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tuy nhiên, việc kiêm nhiệm thêm chức danh khác phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

Có được chuyển nhượng lại cho người khác khi chỉ có hợp đồng công chứng mua bán nhà, đất với chủ trước?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Trần Liên (Thừa Thiên Huế) hỏi: Tôi và ông B có ký hợp đồng mua bán tại Văn phòng công chứng vào ngày 16/3/2022. Cùng ngày, tôi thanh toán cho ông B số tiền là 1 tỷ 500 triệu, tương đương 95% giá trị thửa đất. Sau đó, tôi làm thủ tục sang tên nhưng chưa được giải quyết. Nay tôi cần tiền gấp nên có ý định bán thửa đất đó. Xin hỏi, tôi có thể bán được không? Hợp đồng công chứng có giá trị xác lập quyền sở hữu nhà, đất chưa?

Đất công ích được thu hồi như thế nào và hồ sơ gồm những gì?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) -  Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Khi kết hôn, người lao động sẽ được nghỉ mấy ngày?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Phạm Trung (Phú Thọ) hỏi: Tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp tại TP Hà Nội. Năm nay tôi dự kiến sẽ kết hôn. Vậy cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi kết hôn tôi sẽ được nghỉ làm việc mấy ngày?

Công ty có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ không?

Luật sư Phạm Thị Nguyệt Tú.
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hưng Yên) hỏi: Tôi là công nhân tại một công ty sản xuất thực phẩm. Do có nhiều đơn hàng cần giao nên công ty điều động công nhân làm thêm giờ (mỗi ngày làm việc 12 tiếng) nhưng vẫn trả lương bằng mức lương cơ bản. Xin hỏi, công ty có được ép buộc người lao động phải làm thêm giờ, tăng ca không?

Người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật nặng có được hưởng chế độ hỗ trợ không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hồng (Thái Nguyên) hỏi: Em gái tôi bị khuyết tật nặng từ khi sinh ra, mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày đều phải do người nhà chăm sóc. Năm ngoái mẹ tôi mất nên hiện nay em gái tôi được chị gái tôi chăm sóc. Do phải chăm sóc cho em gái nên chị gái tôi không còn thời gian để đi làm thêm. Tôi có tìm hiểu thì được biết có chế độ hỗ trợ tiền cho người chăm sóc người khuyết tật. Xin hỏi, trường hợp gia đình tôi có được hưởng chế độ hỗ trợ nào không?

Có phải khai báo khi mang tiền mặt về Việt Nam?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Huyền (Sóc Trăng) hỏi: Tôi có một người bạn thân đang muốn mang tiền mặt là ngoại tệ về Việt Nam (khoảng 35.000 USD). Xin hỏi, đi qua hải quan có cần khai báo không? Nếu có thì thủ tục khai báo như thế nào?

Thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo?

Luật sư Bùi Đức Nhã.
(PLVN) - Bạn Lê Thảo (Thái Nguyên) hỏi: Cháu của tôi bị tuyên án phạt tù 2 năm 9 tháng về tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên Tòa án cho hưởng án treo. Trước khi tuyên án, cháu của tôi đã bị tạm giam khoảng 6 tháng. Vậy xin hỏi, thời gian tạm giam có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng hưởng án treo không?

Có được cấp lại giấy khai sinh cho trẻ đã khai sinh ở nước ngoài?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Bùi Nhị (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi: Con tôi sinh ra tại Nhật Bản, đã làm giấy khai sinh ở bên Nhật Bản. Gia đình tôi hiện đã về Việt Nam. Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, cần giấy khai sinh để làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, tôi phát hiện giấy khai sinh bị mất. Xin hỏi, tôi có thể xin cấp lại giấy khai sinh cho con được không? Nếu được thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp này? Thủ tục xin cấp lại?

Bên cho vay có quyền yêu cầu Tòa án ngăn chặn tẩu tán tài sản của bên vay?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Văn Khoa (Quảng Nam) hỏi: Tôi có cho anh A vay tiền, số tiền là 2 tỷ. Tuy nhiên, đã quá hạn rất lâu nhưng anh A không trả. Tôi có đòi nhiều lần thì anh A hứa hẹn nhưng vẫn không trả. Do vậy, tôi có làm đơn khởi kiện. Theo tôi được biết thì anh A có rất nhiều bất động sản. Vậy tôi có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản của anh A được không?

Cần làm gì khi mua lại xe “dính” phạt nguội?

Luật sư Trần Thị Loan.
(PLVN) - Bạn Gia Uyên (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa mua lại 1 chiếc xe ô tô từ một người mới quen, chiếc xe này đã sang chính chủ tên tôi. Tuần trước đem xe này đi đăng kiểm thì mới biết xe bị phạt nguội 3 lỗi, bởi vậy không thể đăng kiểm cho xe được. Vậy xin hỏi giờ tôi phải làm thế nào để được đăng kiểm? Trường hợp nếu không liên lạc lại được người quen, hoặc là người đó không đồng ý nộp phạt 3 lỗi đó thì phải xử lý như thế nào?