Các hãng du lịch châu Á tìm hướng đi mới sau đại dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Ước tính phải đến năm 2025, hoạt động du lịch quốc tế của Trung Quốc mới có thể phục hồi trở lại mức trước đại dịch. Do đó, các quốc gia phải tìm hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào du khách Trung Quốc.
Các hãng du lịch châu Á tìm hướng đi mới sau đại dịch COVID-19 ảnh 1

Du khách nước ngoài tới sân bay Phuket, Thái Lan, ngày 1/1/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Việc các quốc gia châu Á dần nới lỏng các quy định hạn chế và từng bước mở cửa đón du khách đã làm giảm áp lực đối với các công ty du lịch, vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên việc Trung Quốc,thị trường du lịch lớn nhất thế giới, duy trì công suất hàng không quốc tế chỉ ở mức 2% và chưa nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại, đang gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch thế giới.

Ngoài ra, những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã buộc các công ty du lịch phải tìm những hướng đi mới.

Việc Trung Quốc đóng cửa đã gây ra những khoản thiệt hại nặng nề 255 tỷ USD đối với các hãng khai thác du lịch trên thế giới, trong đó có công ty Laguna Phuket của Thái Lan.

Giám đốc điều hành Laguna Phuket, ông Ravi Chandran cho biết 5 khu nghỉ dưỡng của công ty đã chuyển trọng tâm tiếp thị sang các quốc gia châu Âu, Mỹ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để bù đắp cho khoản thiệt hại đến từ du khách Trung Quốc, lượng khách từng đóng góp 25-30% tổng doanh số trước khi dịch bệnh bùng phát.

Ông Chandran nói: “Chúng tôi không thực hiện các hoạt động tiếp thị hoặc quảng cáo quan trọng ở Trung Quốc… bởi vì chúng tôi thấy rất khó để du khách Trung Quốc đến với chúng tôi tại thời điểm này.”

Theo dữ liệu của Bộ Du lịch Thái Lan, đại dịch COVID-19 đã làm giảm khoảng 50 tỷ USD doanh thu du lịch mỗi năm của nước này, trong đó nguồn thu đến từ du khách Trung Quốc là rất lớn.

Với việc mở cửa lại các địa điểm du lịch ngoài khu Phuket, Thái Lan hy vọng sẽ đón được 180.000 khách du lịch nước ngoài trong năm 2021, rất nhỏ so với số lượng trước đại dịch là 40 triệu (năm 2019).

Các quốc gia khác phải tìm hướng đi mới cho ngành du lịch giảm phụ thuộc vào du khách Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Lữ hành châu Á-Thái Bình Dương (PATA) Liz Ortiguera cho biết: “Ngành du lịch cần xác định các thị trường mới và học cách tiếp thị và phục vụ các nền văn hóa khác nhau.”

Bà Liz Ortiguera nêu Maldives là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng hiệu quả phương pháp này.

Trước khi đại dịch bùng phát, Trung Quốc từng là nguồn khách du lịch lớn nhất đối với Maldives, tuy nhiên lượng du khách tới quốc gia này trong 9 tháng đầu năm 2021 chỉ giảm 12% so với cùng kỳ năm 2019.

Công ty dữ liệu du lịch ForwardKeys ước tính phải đến năm 2025, hoạt động du lịch quốc tế của Trung Quốc mới có thể phục hồi trở lại mức trước đại dịch.

Điều này cũng buộc các hãng hàng không phải đánh giá lại các tuyến bay do dữ liệu của họ cho thấy 38% khách du lịch Trung Quốc sử dụng các hãng hàng không nước ngoài trong năm 2019.

Các hãng du lịch châu Á tìm hướng đi mới sau đại dịch COVID-19 ảnh 2

Du khách đến tham quan đảo Nami của Hàn Quốc. (Ảnh: Anh Nguyên/TTXVN)

Ngay cả khi Singapore, Thái Lan và Bali của Indonesia dần mở cửa cho du khách quốc tế, các hãng hàng không Thai Airways và Garuda Indonesia đang thu hẹp đáng kể số lượng máy bay như một phần của kế hoạch tái cơ cấu.

Trong khi đó, theo các cuộc khảo sát gần đây, khi Trung Quốc mở cửa biên giới, nhiều người Trung Quốc không muốn đi du lịch quốc tế do lo ngại COVID-19.

Một trong những nguyên nhân khác là người dân Trung Quốc muốn đi du lịch trong nước, nơi cung cấp dịch vụ mua sắm miễn thuế.

Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Du lịch Nước ngoài Trung Quốc Wolfgang Georg Arlt cho biết: “Thị trường sẽ thay đổi, vì vậy người Trung Quốc đi du lịch vào năm 2022 sẽ khác với người Trung Quốc đi du lịch vào năm 2019… các xu hướng đổ xô đi mua sắm và du lịch sẽ dần hạn chế."

Giám đốc tiếp thị và truyền thông tại công ty Dragon Tail International, bà Sienna Parulis-Cook cho biết các chuyến du lịch theo nhóm lớn không còn được ưa chuộng và được thay thế bằng các chuyến du lịch độc lập theo nhóm nhỏ với gia đình và bạn bè.

Đọc thêm

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội
(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.