Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Tôn vinh nghề nuôi, người nuôi tôm

Biểu tượng con tôm Cà Mau với thông điệp tôn vinh đối với những người nuôi tôm, dự kiến với kinh phí 21,8 tỷ đồng (Ảnh: Minh Tấn).

Biểu tượng con tôm Cà Mau với thông điệp tôn vinh đối với những người nuôi tôm, dự kiến với kinh phí 21,8 tỷ đồng (Ảnh: Minh Tấn).

Theo đại diện người phát ngôn UBND tỉnh Cà Mau: Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau) có nhiều hạng mục liên quan với tổng nguồn vốn khoảng 236 tỷ đồng. Trong đó, hạng mục biểu tượng con tôm Cà Mau dự kiến với kinh phí 21,8 tỷ đồng. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ 17, nhiệm kỳ 2025 – 2030, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2025.

Biểu tượng con tôm là hạng mục công trình nổi bật trong khu vực quảng trường. Hạng mục này được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép theo công nghệ in 3D, bên ngoài ốp gốm, đá, có trang bị đèn chiếu sáng nghệ thuật được xây dựng ngay tại vị trí “biểu tượng con Tôm Cà Mau” hiện hữu (công trình này phục vụ vào dịp Festival tôm Cà Mau, diễn ra từ ngày 10 - 13/12/2023).

Hiện, biểu tượng con tôm đang triển khai lập thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh dự án để trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Trước đó, biểu tượng con tôm Cà Mau đã được đưa vào sử dụng vào dịp Festival Tôm Cà Mau cuối năm 2023.

Trước đó, biểu tượng con tôm Cà Mau đã được đưa vào sử dụng vào dịp Festival Tôm Cà Mau cuối năm 2023.

Biểu tượng con cua tại Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) cũng đã trở thành địa điểm check in lý tưởng cho nhiều du khách.

Biểu tượng con cua tại Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) cũng đã trở thành địa điểm check in lý tưởng cho nhiều du khách.

Được biết, biểu tượng con tôm Cà Mau của tác giả Tô Minh Tấn (Báo Cà Mau) đã được UBND tỉnh Cà Mau công nhận thông qua cuộc thi sáng tác biểu trưng. Các đơn vị chọn thiết kế và thi công để hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế, thi công hoàn thành biểu tượng theo tỉ lệ 1:1.

Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết: “Việc xây dựng công trình biểu tượng con tôm Cà Mau nhằm thể hiện khát vọng đưa mặt hàng mặt chủ lực của tỉnh nói riêng và nước ta nói chung vươn tầm thế giới. Biểu tượng này không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang nét đặc trưng về văn hóa vùng sông nước.

“Biểu tượng con tôm Cà Mau khi hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước. Tại Đất Mũi, biểu tượng con cua được đầu tư xây dựng trước đó đã trở thành địa điểm check in lý tưởng không thể bỏ qua cho nhiều du khách khi đến với vùng cực Nam của Tổ quốc. Đồng thời, đây còn là thông điệp tôn vinh đối với những người nuôi tôm, cua tại địa phương”, ông Hùng khẳng định.

Cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ

Biểu tượng cây đàn kìm khẳng định Bạc Liêu là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Biểu tượng cây đàn kìm khẳng định Bạc Liêu là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Tại Bạc Liêu, biểu tượng cây đàn kìm cách điệu độc đáo được đặt tại Quảng trường Hùng Vương (phường 1, TP Bạc Liêu), được khánh thành năm 2014 vào dịp Festival đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất với chủ đề "Đờn ca tài tử - Tình người tình đất phương Nam". Đây không chỉ là cơ hội để quảng bá nghệ thuật truyền thống, hồn cốt văn hóa của người dân Nam bộ mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh, con người và quê hương Bạc Liêu đến với bạn bè trong nước và thế giới. Có thể nói, đây là sự kiện rất phù hợp trong định hướng “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa” mà Tỉnh ủy đề ra.

Biểu tượng cây đàn kìm cách điệu với các hạng mục: Khu hồ sen rộng 460 m2, biểu tượng đàn kìm bán kính 17 m, cao 18,92 m (tương ứng năm sinh cố NS Cao Văn Lầu 1892), hệ thống ánh sáng cho biểu tượng Đàn kìm là ánh sáng nghệ thuật, hệ thống phun nước nghệ thuật hồ sen... với tổng diện tích xây dựng hơn 5.600 m2 và tổng mức đầu tư gần 20,5 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo UBND thành phố Bạc Liêu: “Biểu tượng cây đờn kìm thể hiện được tất cả tính cách của con người Bạc Liêu. Nơi đây có nhiều dân tộc cộng cư, cũng là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa của người Kinh - Hoa và Khmer. Đồng thời, những dân tộc đã chung vai sát cánh từ thuở cùng nhau mở đất cho đến thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, xây dựng quê hương, cũng như giai đoạn đổi mới hôm nay. Đó là quá trình hình thành nên một dòng văn hóa đậm đà bản sắc Bạc Liêu, trong đó đặc biệt gợi nhớ về cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người sáng tác ra bản “Dạ cổ hoài lang” bất hữu”.

Ngày 15/4/2014, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập là cây đàn kìm cách điệu lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, biểu tượng cây đàn kìm khẳng định Bạc Liêu là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Cây đàn kìm vốn được tôn vinh là “Quân tử cầm” và là… “thầy” của các loại nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử cải lương. Vai trò, vị trí của cây đờn kìm quan trọng như thế nào trong giới đều đã rõ. Đặc biệt là từ khi phong trào đờn ca tài tử cải lương được khơi dậy, cây đờn kìm đã chứng tỏ được vị trí độc tôn của mình. Đồng thời, các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương cũng đều dựa vào chữ nhạc chính từ cung - bậc của đờn kìm. Những ai học ca, học các loại nhạc cụ khác cũng dựa vào nền tảng âm nhạc của đờn kìm. Cây đờn kìm là “thầy” của người hát và là “thầy” của các loại nhạc cụ khác…

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai mùa lễ hội

Gia Lai mùa lễ hội

(PLVN) - Nhắc đến Gia Lai người ta sẽ nghĩ tới những nương cà phê trĩu quả, là đồi chè xanh ngút ngàn núi trùng điệp, là một thành phố “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Thế nhưng, có một Gia Lai rất khác, Gia Lai của sắc màu, của những mùa hoa…

Đọc thêm

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui
 - Tại lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024, Vietnam Airlines được vinh danh ở hai hạng mục Personalization (Cá nhân hóa, giải Bạc - không có giải Vàng) và Real Time Marketing (Tiếp thị theo thời gian thực, giải Đồng) cho chiến dịch “Million miles of wonder experiences”.

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang để bảo đảm an toàn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dala Travel)
(PLVN) - Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa
(PLVN) - Ngày 29/10/2024, tại thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?
(PLVN) - Lần đầu tiên Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với nhiều chương trình hấp dẫn. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, Ban Tổ chức ưu tiên xã hội hoá, hạn chế thấp nhất tới sử dụng ngân sách vào tổ chức lễ hội và đến nay công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản hoàn thành.

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao
(PLVN) - Cùng với việc đẩy mạnh truyền thông, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển du lịch chất lượng cao, xứng đáng là thiên đường nghỉ dưỡng.

Làm du lịch từ góc nhìn lễ hội mang bản sắc các dân tộc, vùng miền

Cần khai thác hiệu quả các lễ hội của cộng đồng DTTS. (Nguồn: TT Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có lễ hội gắn với từng vùng đất mang đến những nét đặc sắc và hấp dẫn riêng từ trang phục, ẩm thực truyền thống đến nghi thức, nghi lễ. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, còn mà là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ

Đà Nẵng nối lại đường bay đến Ahmedabad Ấn Độ
(PLVN) - Trong 2 ngày 23, 24/10, Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn Độ) và Chương trình chào đón chuyến bay từ Ahmedabad (Ấn Độ)-Đà Nẵng.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.