Các địa phương cần phải tiếp tục tư duy và đổi mới tư duy hơn nữa về thi đua

Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Công Lý
Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Công Lý
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Đó là chỉ đạo của Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương tại "Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2022 và ký kết giao ước thi đua năm 2023" diễn ra vào sáng 30/3 tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk).

Phong trào thi đua chưa đi vào chiều sâu

Dự Hội nghị, còn có đại diện lãnh đạo UBND và Hội đồng TĐKT 10 tỉnh trong Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Trong năm 2022, trước nhiều khó khăn ở trong nước và quốc tế khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung bị ảnh hưởng. Nhưng với quyết tâm đẩy nhanh quá trình phục hồi phát triển kinh tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, Cụm thi đua đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng khá; Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; Quốc phòng, an ninh được giữ vững; Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường; Đời sống của nhân dân được cải thiện…

Các tỉnh trong Cụm thi đua đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để tổ chức, phát động và thực hiện các phong trào thi đua phù hợp, đáp ứng nhu cầu cấp bách của địa phương. Công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng điển hình tiên tiến được các cấp, các ngành trong Cụm thi đua tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và có nhiều chuyển biến rõ nét, với những cách làm hay, sáng tạo, đổi mới…

Các địa phương nổi bật về kinh tế tăng trưởng khá như: tỉnh Khánh Hòa tăng 22,1%, Lâm Đồng tăng hơn 12%, Quảng Nam tăng hơn 11%... Thu ngân sách bình quân của các tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch, các ngành, lĩnh vực đều có bước tăng trưởng khá, phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; Việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, các di tích lịch sử, văn hóa được chú trọng. Công tác an sinh xã hội bảo đảm.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, chất lượng khen thưởng một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa cao; Công tác phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng điển hình tiên tiến còn chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh cho người lao động trực tiếp thời gian qua được các tỉnh quan tâm nhưng còn thấp. Hình thức khen thưởng đột xuất chưa nhiều…

Hội nghị là dịp để các tỉnh trong Cụm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được của phong trào thi đua yêu nước và công tác TĐKT năm 2022; Nhận diện rõ những hạn chế, tồn tại và đề ra biện pháp khắc phục; Xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt công tác TĐKT năm 2023.

Triển khai tốt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ ghi nhận, thời gian qua, Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiều phong trào thi đua một cách linh hoạt, sáng tạo, xuất hiện nhiều mô hình hay có tính khả thi cao và hiệu quả. Thời gian tới, các địa phương cần phải tiếp tục tư duy và đổi mới tư duy hơn nữa về thi đua, gắn thi đua với khen thưởng đúng mức và kịp thời trên cơ sở điều kiện và nguyên tắc phải đảm bảo.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ nhấn mạnh: Trước mắt, cần tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023) và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước năm 2023. Việc tổ chức cần thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực, gắn với phong trào thi đua do Chính phủ phát động với các phong trào thi đua do Ngành, địa phương phát động, bám sát vào nhiệm vụ chính trị được giao, nhất là những chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH của từng địa phương, từng giai đoạn.

Tổ chức quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến” giai đoạn 2022-2025 của Chính phủ; Bám sát quan điểm chỉ đạo và mục tiêu của đề án để thực hiện các nhiệm vụ bằng các giải pháp cụ thể, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp. Hơn nữa, cần chủ động phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, khen thưởng điển hình tiên tiến, nhân tố mới bằng nhiều hình thức phù hợp; Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả; Thực hiện tốt công tác khen thưởng, đảm bảo chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, thực hiện có tác dụng giáo dục, nêu gương; Quan tâm khen thưởng cho người trực tiếp lao động, sản xuất, các tập thể nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

Cụm thi đua cần tích cực đổi mới về nội dung hoạt động, bảo đảm thiết thiết, hiệu quả hơn nữa. Bên cạnh đó, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ, hợp tác, liên kết, trao đổi kinh nghiệm và phát triển giữa các vùng, các tỉnh trong Cụm; Kịp thời phổ biến, nhân rộng các phong trào thi đua, mô hình phát triển KT- XH hiệu quả.

Nâng cao chất lượng của Hội đồng TĐKT các cấp, phát huy vai trò, trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng trong việc tham mưu cấp uỷ, chính quyền thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách, pháp luật về TĐKT. Cơ quan Thường trực Hội đồng TĐKT của từng địa phương cần phát huy vai trò chủ động, linh hoạt, sáng tạo, thường xuyên kiểm tra, nắm chắc diễn biến tình hình, đánh giá sát thực về kết quả ngay từ cơ sở; Kịp thời trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng cách làm hay, việc làm sáng tạo các mô hình mới trong tổ chức phong trào thi đua ở mỗi địa phương để toàn Cụm nghiên cứu và triển khai phù hợp.

Cũng tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh trong Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung đã tiến hành ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.