Các cơ sở “chui” vắc-xin dịch vụ “hét” giá trên trời

Các cơ sở “chui” vắc-xin dịch vụ “hét” giá trên trời
(PLO) - Nhiều tháng nay, việc đưa con đi tiêm chủng vắc-xin dịch vụ “5 trong 1”, “6 trong 1” tại một số thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trở thành “cơn ác mộng” đối với các bậc làm cha mẹ, khi họ liên tục nhận được câu trả lời: Hết vắc-xin và không biết đến bao giờ mới có lại. 
Dư luận băn khoăn, tại sao mang danh vắc-xin dịch vụ mà “có tiền mua không được”? Có một nghịch lý là, trong khi vắc-xin dịch vụ ngày càng trở nên khan hiếm, hoặc nếu có thì cũng trong tình trạng “nhỏ giọt”, thì nhiều bậc phụ huynh vẫn tỏ ra thờ ơ với “vắc-xin phường” được tiêm miễn phí. Các chuyên gia nói gì về thực trạng trên? Câu chuyện pháp luật sẽ lần lượt thông tin đến bạn đọc.
Theo khảo sát của chúng tôi, tại nhiều điểm tiêm dịch vụ hiện nay, giá một mũi vắc-xin “5 trong 1” và “6 trong 1” dịch vụ dao động trong khoảng 700.000 - 800.000 đồng/mũi. Nhiều phụ huynh phản ánh gần đây, do số lượng vắc-xin dịch vụ “5 trong 1” và “6 trong 1” thường xuyên thiếu, khan hiếm và hết hàng, trong khi nhu cầu lại rất cao nên xảy ra hiện tượng “găm” hàng bán cho người thân quen tại các phòng tiêm dịch vụ; hoặc nhiều người phải trả phí “chợ đen” hàng triệu đồng để có một mũi vắc-xin cho con.
Tâm lý “khát” vắc-xin dịch vụ đến nỗi nhiều khách hàng cho biết, họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền gấp nhiều lần giá niêm yết để được tiêm một mũi vắc-xin dịch vụ cho con. Theo bạn bè giới thiệu, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (ở Thanh Xuân, Hà Nội) được một y tá chuyên tiêm phòng tại nhà thông báo mức giá cao gần gấp 4 lần thông thường: 2,5 triệu đồng/mũi. Chị chần chừ vì tiếc tiền và 2 tuần sau liên hệ lại thì cô y tá đã từ chối, bởi toàn bộ vắc-xin đã có người đăng ký. Sau cùng, chị Ngọc đành chấp nhận mua vắc-xin “6 trong 1” tại một phòng khám gia đình thuộc Quận Ba Đình với mức “cắt cổ”: 3,2 triệu đồng/mũi cộng tiền khám 600.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền cho một lần tiêm “6 trong 1” lên tới 3,8 triệu đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên thì tình trạng “tuồn” vắc-xin ra ngoài để tiêm dịch vụ tại nhà có diễn ra. Trong vai khách hàng có nhu cầu tiêm nhắc lại vắc-xin “5 trong 1” cho con nhỏ, tôi liên hệ với một nhân viên y tế chuyên làm dịch vụ “tiêm chủng tại nhà”, được giới thiệu là làm ở một bệnh viện tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Mới đầu, người đàn ông tên T này hẹn một tháng sau liên lạc lại, vì hiện giờ đang hết cả hai loại vắc-xin “5 trong 1” và “6 trong 1”. Nhưng khi tôi tỏ ý muốn đặt tiền để có thể tiêm ngay cho con, ông T niềm nở nói “nếu như vậy thì không phải chờ nữa”.
Lời chia sẻ của một bà mẹ trên mạng xã hội
Lời chia sẻ của một bà mẹ trên mạng xã hội 
Ông T cho biết, mỗi mũi tiêm “5 trong 1” Pentaxim (của Pháp) có giá 4 triệu đồng. Khi chuyển khoản, khách hàng chỉ cần nhắn tên và địa chỉ rõ ràng, nhân viên y tế sẽ đến tiêm. Ông T cũng “đánh tiếng” rằng có thể mũi sau sẽ không còn giá 4 triệu đồng nữa. “Gửi tiền ngay thì mới có giá 4 triệu đồng 1 lọ để tiêm”, ông T nhắn cho phóng viên.
Tiếp tục liên lạc với một nhân viên y tế tên Q - hiện đang công tác tại một trung tâm tư vấn và tiêm chủng trên địa bàn quận Cầu Giấy, tôi nhận được câu trả lời rằng, từ trước đến nay, anh Q chỉ tiêm cho người quen và thực sự có nhu cầu, không phải ai cũng có thể tiêm. Người muốn tiêm phải nói được họ hàng, con cháu nhà ai, có thân quen với anh Q hay không thì anh mới tiêm. Còn nếu là người lạ, anh sẽ không đến tiêm. Tuy nhiên, trước sự “nhiệt tình” của phóng viên, anh Q cũng đồng ý tiêm với giá cho một mũi “6 trong 1” Hexa-infarix (của Bỉ) là 4,6 triệu đồng. Khi phóng viên tỏ vẻ lo ngại về nguồn gốc vắc-xin thì anh này lập tức trấn an rằng vắc-xin an toàn, có nguồn gốc rõ ràng: “Nguồn vắc-xin lấy tại trung tâm (cơ sở y tế anh Q đang làm), quy trình bảo quản nghiêm ngặt”.
Cùng với đó, chúng tôi cũng liên hệ với bà D, đang làm việc tại một cơ sở y tế thuộc quận Ba Đình. Bà D cẩn thận hỏi cho kỳ được vì sao chúng tôi có được số điện thoại của bà. Sau khi nghe giải thích do được một người quen cho biết, bà mới nói, hiện nay không có vắc-xin dịch vụ để mang về nhà tiêm: “Trước kia, tôi có tiêm cho khách nào có nhu cầu nhưng bây giờ không có thuốc mà tiêm”. Tương tự như bà D, chị H làm việc tại một trung tâm tiêm chủng trên địa bàn quận Đống Đa tỏ ra khá “nhạy cảm” khi được hỏi về dịch vụ “tiêm chủng tại gia”. Trong cuộc hội thoại, chị này nhắc lại nhiều lần: “Chị chỉ sợ em... cho chị lên báo thôi”.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) khẳng định, việc tiêm phòng chỉ được thực hiện tại các điểm tiêm phòng đã được cấp phép. Bộ Y tế đã có những quy định rất chặt chẽ về quy trình tiêm chủng, từ khâu bảo quản vắc-xin, kỹ thuật tiêm, khám sàng lọc và theo dõi sau tiêm cho trẻ... Trong trường hợp các nhân viên y tế mang vắc-xin đi có thể được bảo quản đúng nhưng cũng có thể được bảo quản không đúng. Trong quá trình đó không có ai giám sát, đảm bảo được chất lượng của vắc-xin. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêm, thậm chí nguy hiểm cho chính tính mạng của họ. Tiêm vắc-xin tại nhà là hành vi bị Bộ y tế nghiêm cấm do cẩn họa nhiều nguy hiểm.
Ông Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế) cho biết, theo lộ trình thì chỉ đến năm 2020 Việt Nam sẽ sản xuất được vắc-xin phối hợp “5 trong 1”. Hiện nước ta đã sản xuất được các vắc-xin đơn lẻ như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B. Dự kiến đến 2018 sẽ sản xuất được vắc-xin Hib và ho gà vô bào làm tiền đề để sản xuất vắc-xin phối hợp “5 trong 1”.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.