Cà Mau ngăn chặn sụp lún, sạt lở tuyến đê biển Tây

Cà Mau ngăn chặn sụp lún, sạt lở tuyến đê biển Tây
(PLVN) - Thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, hiện việc bơm bùn, cát vào kinh ven đê đã đạt khối lượng trên 35.000 ngàn m3, với chiều dài theo tuyến kinh được khoảng 1.300 mét, nhằm tạo phản áp, ngăn chặn sụt lún tuyến đê biển Tây (đoạn Đá Bạc - Kinh Mới, Trần Văn Thời).

Theo đó, tính toán của ngành chuyên môn việc bơm bùn, cát vào kinh ven đê  biển: Tổng khối lượng bùn và cát cần được bơm vào tuyến kinh ven chân đê phải đạt gần 200 nghìn m3. Bên cạnh tạo phản áp, việc làm này còn tạo mặt bằng rộng lớn ven chân đê để tỉnh tiến tới hình thành Khu tái định cư cho cư dân ven biển, đó còn hướng tới mục tiêu phát triển dân cư, tạo bộ mặt đô thị tại cửa biển (ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), Khu Di tích cấp Quốc gia Hòn Đá Bạc, góp phần phát triển kinh tế biển…

Hệ thống bơm cát, bùn được dẫn vào bờ đê hàng trăm mét bằng đường ống.
 Hệ thống bơm cát, bùn được dẫn vào bờ đê hàng trăm mét bằng đường ống.

Cùng với đó, tỉnh Cà Mau đang tiến hành đắp đất, tạo nền ổn định mái đê, tiến tới thực hiện giải pháp công trình áp mái kiên cố tuyến chân đê tại Vàm Kinh Mới hướng về Đá Bạc. Đây là đoạn không còn đai rừng phòng hộ, triều cường kéo theo sóng biển gây áp lực trực tiếp, luôn trong tình trạng đứng trước nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào. 

Máy bơm hoạt động với công suất trong 24/24 giờ, đưa bùn, cát vào lòng kinh ven chân đê, tạo phản áp, ngăn chặn sụt lún tuyến đê biển Tây.
 Máy bơm hoạt động với công suất trong 24/24 giờ, đưa bùn, cát vào lòng kinh ven chân đê, tạo phản áp, ngăn chặn sụt lún tuyến đê biển Tây.

Ông Nguyễn Long Hoai - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau thông tin: Hiện nay đang tiếp tục tập trung nhân lực, phương tiện, để công việc bơm bùn và cát ngoài biển được gấp rút thực hiện với các tổ máy hoạt động 24/24 giờ, với quyết tâm hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất.

Đất bùn, cát được bơm vào, lắp theo từng vị trí lòng kinh ven chân đê.
 Đất bùn, cát được bơm vào, lắp theo từng vị trí lòng kinh ven chân đê.

Vừa qua, đê biển Tây (đoạn Đá Bạc - Kinh Mới, Trần Văn Thời) xảy ra 02 sự cố liên tiếp, gây sụt lún hoàn toàn mặt đê với chiều dài trên 240 mét. Hiện xuất hiện khoảng 4.000 mét có dấu hiệu sụt lún tiếp theo. Nguyên nhân được cho là tuyến kinh ven chân đê phía trong khô cạn do hạn hán, dẫn đến mất phản áp, gây nên sụt lún mặt đê. 

Hàng trăm khối đất đã được tập kết vào mái đê biển Tây.
 Hàng trăm khối đất đã được tập kết vào mái đê biển Tây.

Theo thông tin mới nhất từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, do triều cường dâng cao kết hợp với tình hình biển động, đã làm cho tình hình sạt lở bờ biển Tây ngày càng nghiêm trọng. Theo đó, hiện có 2.100 mét sạt lở đặc biệt nguy hiểm; 5.447 mét sạt lở nguy hiểm và đang tiếp tục sạt lở thêm.

Trước đó, trong mùa mưa bão tháng 8/2019, đoạn đê này tại vị trí từ Vàm Kinh Mới về Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã gây nên tình trạng sạt lở nghiêm trọng, một lượng nước mặn theo sóng lớn đã tràn qua mặt đê tiến vào vùng ngọt hóa. Toàn tuyến chân đê bị sạt lở. Do đó, UBND tỉnh Cà Mau phải ban tố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lực lượng biên phòng, dân quân tự vệ kè hộ đê mang tính tạm thời.

Đọc thêm

Hà Nội nỗ lực tái thiết cây xanh

Cây xanh tại phố Lý Thái Tổ, Hà Nội được dựng trồng lại, chồi non đang mọc lên ở gốc cây lớn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau cơn bão số 3, khi hơn 40.000 cây xanh bị gãy, đổ, Hà Nội không chỉ mất đi vẻ đẹp mà còn đánh mất một phần lá chắn tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, thành phố đã nhanh chóng triển khai kế hoạch tái thiết cây xanh, nhằm phục hồi diện mạo và xây dựng lại lá chắn xanh bền vững cho Thủ đô.

Chống ô nhiễm nhựa: Cần phát huy vai trò 'đầu tàu' của Thủ đô

Rác thải nhựa ở Thủ đô rất cần giải pháp, quyết sách mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Nam Nguyễn)
(PLVN) - Trong tháng 9, nhiều dự án chống ô nhiễm nhựa đã được khởi động tại các tỉnh, thành ở Việt Nam, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước. Các dự án này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và ven biển.

Kỳ lạ chuyện cây sung 'bất tử' sau lũ dữ ở Lào Cai

Kỳ lạ chuyện cây sung 'bất tử' sau lũ dữ ở Lào Cai

(PLVN) - Dòng lũ dữ quét qua TP Lào Cai đã khiến hàng ngàn cây xanh đổ gục, có những cây tuổi đời hàng chục năm cũng không thể chống lại sự càn quét của thiên tai. Duy chỉ có một cây sung đứng sừng sững giữa đảo, trở thành minh chứng bất tử về nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.

Nghi loang dầu trên biển Vũng Tàu

Nghi loang dầu trên biển Vũng Tàu
(PLVN) - Đến sáng nay, 27/9, khu vực Bãi Trước vẫn xuất hiện lớp váng giống như dầu loang trên mặt nước. Tại khu vực gần bờ, độ đậm đặc của váng này thể hiện rõ.

Tuần này Bắc Bộ giảm mưa

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong tuần này (23-30/9) khu vực Bắc Bộ chỉ còn mưa rào và dông vài nơi. Trong khi đó tại Trung Bộ vẫn có mưa rào, Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có nơi mưa to.

Động đất ở Sơn La

Vị trí tâm chấn của trận động đất. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu
(PLVN) - Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu cho biết động đất vừa xảy ra tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có độ lớn 3.3 độ richter.