Cả châu lục phẫn nộ

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty
(PLO) - Cho dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gần như ngay lập tức quả quyết đã không sử dụng ngôn từ thô tục khi nói về Haiti, El Salvador và các nước châu Phi, làn sóng phản đối và phẫn nộ đã dấy lên rất mạnh mẽ trên thế giới. 

Tất cả 54 quốc gia châu Phi đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp ở LHQ và yêu cầu ông Trump phải chính thức xin lỗi. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới cho tới nay thấy có chuyện cả châu lục phẫn nộ về Tổng thống của nước Mỹ như hiện tại.

Ông Trump phủ nhận trong khi nhiều người tham dự cuộc họp với ông Trump lại xác nhận. Trước đó, ông Trump đã vài lần sử dụng ngôn từ với hàm ý coi thường và xúc phạm một số quốc gia trên thế giới. Phân biệt đối xử về sắc tộc và tôn giáo vốn không phải là những biểu hiện tuyệt đối không hề thấy có ở ông Trump từ trước tới nay. Vì thế, bây giờ ông Trump dẫu có phủ nhận bằng cách nào và nhiều lần đến mấy thì cũng rất khó khiến các nước và diện người liên quan tin, hoặc cũng đã quá muộn.

Vụ việc này lại diễn ra vào thời điểm chẳng hề thuận lợi chút nào đối với người nước ngoài da mầu ở Mỹ và đối với mối quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Phi. Trong năm cầm quyền đầu tiên vừa qua, ông Trump luôn thể hiện chẳng thân thiện gì với người nước ngoài da mầu ở Mỹ, luôn nhìn nhận họ là gánh nặng về tài chính và mối đe dọạ cho sự thịnh vượng của nước Mỹ nên chủ trương trục xuất họ khỏi nước Mỹ.

Ông Trump cũng còn gần như chẳng quan tâm gì tới châu Phi. Không quan tâm, không coi trọng và không có chiến lược rõ ràng, cụ thể đối với châu lục. Vụ việc này sẽ làm cho mối quan hệ của Mỹ với các nước châu Phi càng thêm khó sớm có thể được cải thiện và thúc đẩy ở thời ông Trump cầm quyền ở Mỹ.

Có thể vì ông Trump quá bận rộn với chuyện nội bộ ở Mỹ. Về lâu dài, sao nhãng quan hệ với cả châu lục thôi chứ chưa nói đến coi thường hay khiến cả châu lục phẫn nộ là chuyện mà tất cả các nước trên thế giới đều không thể và không dám làm vì lợi ích của chính họ. Nước Mỹ cũng không khác, thậm chí càng không thể thế.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.