Buôn lậu trên biển 'nóng' dịp Tết Nguyên đán

Bộ đội biên phòng bắt giữ tàu buôn lậu dầu
Bộ đội biên phòng bắt giữ tàu buôn lậu dầu
(PLO) - Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép than, khoáng sản, bụi lò xăng, dầu, pháo nổ, gia cầm, hàng đông lạnh, hàng điện tử, điện lạnh, thuốc lá, rượu ngoại, sản phẩm động vật hoang dã… trên biển được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đánh giá sẽ diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi hơn, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán năm 2017.

Buôn lậu xăng dầu “nóng” trên biển

Trọng điểm buôn lậu trên biển là các vùng biển tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, TP HCM, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang.

Theo đánh giá của Bộ Tư lệnh BĐBP tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu trên biển và triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển từ nay đến Tết Nguyên đán 2017 tổ chức vào ngày 17/11/2016, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển (gọi tắt là buôn lậu trên biển) diễn biến phức tạp, đặc biệt là xăng dầu, than, gỗ, đường, thuốc lá ở một số địa bàn trọng điểm vùng biển Đông Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nam bộ. 

Những tháng gần đây, tình hình buôn lậu trên biển không phức tạp. Ở nhiều địa bàn trọng điểm trước đây, hoạt động này đã được kiểm soát, không xảy ra điểm nóng. Mặc dù vậy, hàng hóa trái phép vận chuyển nội địa vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp với thủ đoạn tinh vi, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, than, thuốc lá, rượu ngoại, pháo nổ, sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm, hàng điện tử điện lạnh…và một số mặt hàng phụ tùng ô tô. Ngoài ra, nổi lên là các hoạt động vận chuyển trái phép bã xít, chất thải, bụi lò đi Trung Quốc hoặc xả thải ra biển gây ô nhiễm môi trường. Các đối tượng vi phạm pháp luật hoạt động trên các vùng biển trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An…

Theo nhận định của Trung tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP thì buôn lậu xăng dầu “nóng” trên biển. Sáng ngày 13/4/2016, tàu tuần tra BP 181301 của Hải đội 2, BĐBP tỉnh Sóc Trăng đang tuần tra khu vực ven biển của tỉnh thì phát hiện tàu cá BV 5491TS có biểu hiện nghi vấn. Khi thấy tàu tuần tra của BĐBP phát tín hiệu kiểm tra phương tiện, chủ tàu đã tăng ga bỏ chạy, lực lượng tuần tra đã truy đuổi và bắt giữ phương tiện.

Tàu BV 5491TS có 5 thuyền viên do Huỳnh Văn Phương (SN 1970, ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) làm thuyền trưởng, trên tàu chở 100 ngàn lít dầu D.O nhưng chủ tàu không xuất trình được giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa và các thuyền viên không có tên trong sổ danh bạ của thuyền viên đi biển. Hải đội 2 BĐBP Sóc Trăng đã cho lái dắt tàu chở dầu bất hợp pháp về cảng Trần Đề, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 15/10/2016, Hải đoàn 28 BĐBP kiểm tra tàu cá KG 91241TS do Ngô Thanh Tâm làm thuyền trưởng cùng 4 thuyền viên vận chuyển 35 tấn dầu/41.230 lít dầu. Tâm khai mua dầu từ 1 tàu dầu mang quốc tịch Thái Lan trên vùng biển Campuchia sau đó bán lại cho các tàu cá để kiếm lời. Tại thời điểm kiểm tra người, phương tiện và hàng hóa đều không có giấy tờ theo quy định.

6 tháng đầu năm 2016, BĐBP Cà Mau đã phát hiện bắt xử lí gần 30 ngàn lít dầu do các phương tiện đánh bắt trên biển mua của tàu thuyền nước ngoài và vận chuyển vào bờ. Hoạt động buôn lậu xăng dầu thường tập trung diễn ra trên khu vực biển giáp ranh giữa Việt Nam với Thái Lan, Malaysia, Campuchia. 

Buôn lậu than “nóng” thứ hai

Theo đánh giá của BĐBP Thừa Thiên Huế, thời gian qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là mặt hàng than cám trên biển gặp rất nhiều khó khăn, vì các đối tượng buôn lậu dùng mọi thủ đoạn nhằm trốn tránh pháp luật. Các đầu nậu thường ít xuất đầu lộ diện mà gián tiếp thông qua thuyền trưởng, người áp tải hàng hoặc công ty trung gian để thực hiện hành vi buôn lậu.

Tình trạng vận chuyển và buôn lậu than trái phép trên biển có thể bùng phát trở lại trong thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán sắp cận kề. Các đối tượng buôn lậu thường xuyên neo đậu tàu, thuyền ngoài khơi, sau đó trung chuyển hàng lậu sang các tàu nhỏ, nhất là đối với mặt hàng than, làm cho lực lượng chức năng rất khó phát hiện, bắt giữ, vì mặt hàng này có nhiều chủng loại, chất lượng cũng khác nhau. Có trường hợp, các đối tượng lợi dụng đêm tối, sóng to, gió lớn để vận chuyển hàng lậu gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Các đối tượng còn thay đổi tên và số phương tiện, tuyến hành trình hoặc cho phương tiện chạy lòng vòng trên biển, sau đó chờ thời cơ thuận lợi để tẩu tán hàng.

Chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, trên vùng biển miền Trung xảy ra gần 10 vụ buôn lậu than với số lượng lớn lên đến hàng chục nghìn tấn. Điển hình, ngày 6 và 7/8/2016, BĐBP Thừa Thiên - Huế phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm miền Trung, Đoàn Đặc nhiệm miền Nam thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP bắt giữ 2 tàu thủy vận chuyển trái phép hơn 5.000 tấn than cám khi đi qua vùng biển Thừa Thiên Huế. Ngày 29/9/2016, Hải đoàn 18 BĐBP phát hiện, bắt giữ tàu Trường An 145 tại cửa sông Soài Rạp (huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh) vận chuyển 3.001 tấn than cám. Tại thời điểm kiểm tra, thuyền trưởng không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh - Phó Tư lệnh BĐBP cho biết: Từ tháng 2 đến 15/11/2016, các đơn vị BĐBP tuyến biển, 4 Hải đoàn Biên phòng và 3 Đoàn đặc nhiệm đã độc lập, chủ trì phát hiện và bắt giữ, xử lý 213 vụ, 563 đối tượng với 7.456.000 lít xăng dầu (trong đó độc lập bắt giữ 172 vụ). Các đơn vị BĐBP cũng bắt giữ 68 vụ với 124 đối tượng, thu giữ 88.762 tấn than, 13.837 tấn bã xít thải, 6.770 tấn cát, 65.589 bao thuốc lá ngoại, hơn 2 tấn pháo nổ, 1.000kg đường, 24 tấn bã đậu nành, 30m3 gỗ các loại, 600 chai rượu ngoại, 4,3 tấn sắt và 14.000 con cá giò giống.
Tổng trị giá hàng hóa tạm giữ khoảng 145,8 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước trên 50 tỷ đồng. Các đơn vị xử lý vi phạm hành chính 190 vụ với 530 đối tượng, thu số tiền xử phạt 4,97 tỷ đồng. Còn 23 vụ/33 đối tượng là các vụ vô chủ và vụ việc đang được điều tra xác minh làm rõ.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Đọc thêm

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.