Lâu nay, người dân xã Phương Nam, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh khốn khổ trước khói bụi xi măng thải ra từ nhà máy xi măng Lam Thạch II…
Cơm chan... bụi
Lâu rồi, bà con nơi đây không dám phơi quần áo ngoài trời vì bị bụi khói bám đen. Việc nuôi trồng gần khu vực các nhà máy kể như chấm dứt khi ngay như cây đu đủ trồng dễ nhất, giờ mới ra quả đã úa vàng; con mỗi sáng thức dậy thấy cá chết trắng xóa mặt ao. Anh Nguyễn Hữu Đào, người dân thôn Hồng Hà than: “Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng vì bụi bẩn. Khi nước mới múc lên nhìn rất trong, nhưng khi đun sôi thì xuất hiện một lớp cặn đen lắng ở đáy nồi nên không dám dùng”.
Trời xế trưa, toàn bộ dãy nhà dọc Quốc lộ 10 và khu vực lân cận nhà máy xi măng Lam Thạch II đều dùng bạt che chắn. Chồng chị Vũ Thị Ngà (44 tuổi) cho biết: “Đêm nào tôi cũng phải thức giấc vì không khí ngột ngạt khó thở. Mùa gió bấc bụi mù mịt đi đường cách nhau vài mét cũng chẳng nhìn thấy mặt. Đến bữa ăn dù đóng cửa trước, cửa sau vẫn cứ cơm chan bụi”.
Cơm chan... bụi
Lâu rồi, bà con nơi đây không dám phơi quần áo ngoài trời vì bị bụi khói bám đen. Việc nuôi trồng gần khu vực các nhà máy kể như chấm dứt khi ngay như cây đu đủ trồng dễ nhất, giờ mới ra quả đã úa vàng; con mỗi sáng thức dậy thấy cá chết trắng xóa mặt ao. Anh Nguyễn Hữu Đào, người dân thôn Hồng Hà than: “Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng vì bụi bẩn. Khi nước mới múc lên nhìn rất trong, nhưng khi đun sôi thì xuất hiện một lớp cặn đen lắng ở đáy nồi nên không dám dùng”.
Trời xế trưa, toàn bộ dãy nhà dọc Quốc lộ 10 và khu vực lân cận nhà máy xi măng Lam Thạch II đều dùng bạt che chắn. Chồng chị Vũ Thị Ngà (44 tuổi) cho biết: “Đêm nào tôi cũng phải thức giấc vì không khí ngột ngạt khó thở. Mùa gió bấc bụi mù mịt đi đường cách nhau vài mét cũng chẳng nhìn thấy mặt. Đến bữa ăn dù đóng cửa trước, cửa sau vẫn cứ cơm chan bụi”.
Chị Ngà vừa nói vừa bức xúc chỉ vào cái ống khói đang “cuồn cuộn tỏa” của Nhà máy xi măng Lam Thạch: “Nguyên nhân là do nó đấy, đêm cũng như ngày nó thải khói bụi mù mịt trời đất. Đặc biệt, lợi dụng những lúc trời mưa, hoặc ngày nhiều sương mù, nhà máy xi măng này lại “tranh thủ” nhả khói ra môi trường. Còn những ngày trời nắng nóng, việc xả khí thải được tiến hành vào buổi trưa hoặc đêm khuya, lúc vắng người qua lại. Mỗi lần xả bụi, nhà máy tắt hết hệ thống điện để dân khó phát hiện”.
Nhiều người sống quanh nhà máy bị bệnh viêm phổi, viêm xoang, phế quản, giảm thị lực, thính lực, viêm tai mũi họng, răng hàm mặt, bệnh về da... Qua kết quả khám thì nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh trên một phần do vi khuẩn, vi rút, một phần do khói bụi từ môi trường xung quanh.
Một giáo viên Trường THCS Phương Nam kể, những ngày nóng nực trường học vẫn phải đóng cửa kín mít vì mở cửa bụi bay đầy lớp học. Nhiều khi nóng quá, phải mở cửa lớp học thì học sinh lại vừa đeo khẩu trang vừa học bài. Quần áo các em lấm lem bụi khói, thương trò nhưng thầy cô cũng chỉ biết than ngắn thở dài…
Người dân kêu không thấu
Người dân địa phương đã nhiều lần gửi đơn phản ánh đến các cơ quan chức năng TP.Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh và trong nhiều lần tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, người dân cũng đã kiến nghị phản ánh, song tất cả rơi vào im lặng. Quá bức xúc, đêm 29/8 vừa qua, khi cả xã bị chìm trong bụi nên hàng trăm người dân đã kéo đến nhà máy yêu cầu dừng sản xuất.
Giải thích sự cố trên, ông Trần Ngọc Hưng – Giám đốc nhà máy cho biết: Do các tấm lót của ống lồng bên trong Cyclon C2 bị cháy bỏng và rơi xuống đáy côn của Cyclon C2, gây tắc một lượng bột liệu lớn bên trong Cynclon C2. Lượng bột liệu này tích tụ cao hơn vị trí cửa kiểm tra, nên khi mở để kiểm tra đã làm cho bột liệu trào ra ngoài gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Ngay sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo nhà máy đã chỉ đạo khắc phục hậu quả. Trước ý kiến cho rằng, nhà máy xả khí thải không qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào ban đêm, thời điểm các lò lọc bụi tĩnh điện không hoạt động, ông Hưng nói không có chuyện nhà máy xi măng xả khí thải trực tiếp ra không khí.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Thành – Chủ tịch UBND xã Phương Nam cho hay, nhiều lần họp HĐND, xã đã đưa vấn này ra trao đổi và cũng đã đề xuất kiến nghị tới các cơ quan chức năng nhằm tìm ra phương án xử lý tình trạng ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn… ở nhà máy xi măng Lam Thạch II. UBND xã không đủ thẩm quyền để quản lý sự hoạt động của nhà máy xi măng này. Còn ông Lê Ngọc Hà - Phó Phòng Tài nguyên - Môi trường TP.Uông Bí thì cho rằng: Phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường khảo sát và tham mưu cho UBND TP.
Lên cấp cao hơn, chúng tôi được ông Nguyễn Đình Trung - Phó Chủ tịch UBND TP.Uông Bí cho: “Đúng là mức độ ô nhiễm ít nhiều có ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân khu vực xã Phương Nam. Người dân kêu, nhiều lần HĐND TP cũng đặt vấn đề, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP cũng bức xúc yêu cầu nhà máy xi măng sớm có biện pháp làm giảm thiểu mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản, phải đổi mới công nghệ thì mới có thể giảm thiểu mức độ ô nhiễm, trong khi để thay đổi công nghệ cần một nguồn vốn lớn. Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, trước mắt TP sẽ chỉ đạo chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân khám bệnh, điều trị kịp thời”.
Cuộc sống người dân nơi ngày càng nghiêm trọng khi tình trạng khói bụi nhà máy tấn công hàng ngày không được giải quyết? Thiết nghĩ, các cấp chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý để cứu lấy người dân.
Thu Hồng
Một giáo viên Trường THCS Phương Nam kể, những ngày nóng nực trường học vẫn phải đóng cửa kín mít vì mở cửa bụi bay đầy lớp học. Nhiều khi nóng quá, phải mở cửa lớp học thì học sinh lại vừa đeo khẩu trang vừa học bài. Quần áo các em lấm lem bụi khói, thương trò nhưng thầy cô cũng chỉ biết than ngắn thở dài…
Người dân kêu không thấu
Người dân địa phương đã nhiều lần gửi đơn phản ánh đến các cơ quan chức năng TP.Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh và trong nhiều lần tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, người dân cũng đã kiến nghị phản ánh, song tất cả rơi vào im lặng. Quá bức xúc, đêm 29/8 vừa qua, khi cả xã bị chìm trong bụi nên hàng trăm người dân đã kéo đến nhà máy yêu cầu dừng sản xuất.
Giải thích sự cố trên, ông Trần Ngọc Hưng – Giám đốc nhà máy cho biết: Do các tấm lót của ống lồng bên trong Cyclon C2 bị cháy bỏng và rơi xuống đáy côn của Cyclon C2, gây tắc một lượng bột liệu lớn bên trong Cynclon C2. Lượng bột liệu này tích tụ cao hơn vị trí cửa kiểm tra, nên khi mở để kiểm tra đã làm cho bột liệu trào ra ngoài gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Ngay sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo nhà máy đã chỉ đạo khắc phục hậu quả. Trước ý kiến cho rằng, nhà máy xả khí thải không qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào ban đêm, thời điểm các lò lọc bụi tĩnh điện không hoạt động, ông Hưng nói không có chuyện nhà máy xi măng xả khí thải trực tiếp ra không khí.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Thành – Chủ tịch UBND xã Phương Nam cho hay, nhiều lần họp HĐND, xã đã đưa vấn này ra trao đổi và cũng đã đề xuất kiến nghị tới các cơ quan chức năng nhằm tìm ra phương án xử lý tình trạng ô nhiễm, khói bụi, tiếng ồn… ở nhà máy xi măng Lam Thạch II. UBND xã không đủ thẩm quyền để quản lý sự hoạt động của nhà máy xi măng này. Còn ông Lê Ngọc Hà - Phó Phòng Tài nguyên - Môi trường TP.Uông Bí thì cho rằng: Phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường khảo sát và tham mưu cho UBND TP.
Lên cấp cao hơn, chúng tôi được ông Nguyễn Đình Trung - Phó Chủ tịch UBND TP.Uông Bí cho: “Đúng là mức độ ô nhiễm ít nhiều có ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân khu vực xã Phương Nam. Người dân kêu, nhiều lần HĐND TP cũng đặt vấn đề, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP cũng bức xúc yêu cầu nhà máy xi măng sớm có biện pháp làm giảm thiểu mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản, phải đổi mới công nghệ thì mới có thể giảm thiểu mức độ ô nhiễm, trong khi để thay đổi công nghệ cần một nguồn vốn lớn. Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, trước mắt TP sẽ chỉ đạo chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân khám bệnh, điều trị kịp thời”.
Cuộc sống người dân nơi ngày càng nghiêm trọng khi tình trạng khói bụi nhà máy tấn công hàng ngày không được giải quyết? Thiết nghĩ, các cấp chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý để cứu lấy người dân.
Thu Hồng