Brazil: Bà Dilma Rousseff sẽ tái xuất chính trường?

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff
(PLO) -Sau 1,5 tháng bị đình chỉ chức vụ (từ hôm 12/5), ngày 28/6, nữ Tổng thống Dilma Rousseff khẳng định, những bằng chứng được sử dụng để đưa bà ra xét xử tại phiên tòa chính trị ở quốc hội thời gian qua là vô căn cứ. 

Bà Dilma Rousseff đưa ra tuyên bố kể trên sau khi Thượng viện thông báo kết quả điều tra do các chuyên gia tiến hành. Và căn cứ theo báo cáo dài 223 của các chuyên gia, Thượng viện phải tuyên bố, không có bằng chứng về việc bà Dilma Rousseff có liên quan tới cáo buộc vi phạm tài chính. 

Không như cáo buộc

Theo đó, tuy là người đã ký một số sắc lệnh liên quan tới việc vay tiền của các ngân hàng nhà nước mà không được Quốc hội thông qua, nhưng bà Dilma Rousseff không hề liên quan tới việc chậm chễ trong thanh toán các khoản vay tín dụng như cáo buộc của phe đối lập - lý do khiến nữ Tổng thống đầu tiên của Brazil bị đình chỉ chức vụ. Công đảng của bà Dilma Rousseff đã đánh giá cao báo cáo điều tra của Thượng viện. 

Trong khi đó, đảng Phong trào dân chủ Brazil (PMDB) cầm quyền của Tổng thống lâm thời Michel Temer và đảng Xã hội dân chủ Brazil (PSDB) cho rằng, phiên tòa xét xử bà Dilma Rousseff mang tính “chính trị”, không phải căn cứ vào tính “pháp lý”.

Theo giới truyền thông, đầu tháng 8, Thượng viện sẽ nhóm họp để bỏ phiếu thông qua báo cáo điều tra kể trên. Và nếu 41/81 Thượng nghị sỹ vẫn bỏ phiếu đồng ý tiếp tục quá trình xét xử Tổng thống thì khoảng trung tuần tháng 8, Thượng viện lại họp phiên toàn thể.

Nếu 54 nghị sỹ (2/3 số ghế) vẫn bỏ phiếu chống lại nữ Tổng thống thì bà Dilma Rousseff sẽ chính thức bị phế truất, Tổng thống lâm thời Michel Temer sẽ cầm quyền đến hết tháng 12/2018; ngược lại, bà Dilma Rousseff sẽ tái xuất chính trường.

Phản đối Tổng thống tạm quyền

Theo kết quả thăm dò dư luận do Viện điều tra Ipsos của Brazil công bố hôm 27/6, mặc dù mới nắm quyền được hơn 6 tuần, nhưng tỷ lệ phản đối ông Michel Temer đã tăng tới 9% - từ mức 61% lên 70%. Những người phản đối cho rằng, tân chính phủ không xử lý tốt nhiều vấn đề, trong đó có giải quyết việc làm, nhà ở cho người nghèo, khủng hoảng chính trị, tham nhũng và lạm phát.

Hiện đã có 3 bộ trưởng buộc phải từ chức vì bị tình nghi liên quan tới tham nhũng, bản thân Tổng thống lâm thời MichelTemer cũng bị tố cáo đã nhận tiền của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras trong chiến dịch tranh cử năm 2014.

Bộ trưởng Du lịch Henrique Alves đã xin từ chức sau khi bị cáo buộc có dính líu tới vụ bê bối tham nhũng ở Petrobras - nhận hơn 425.000 USD trong giai đoạn 2008-2014 và đây là bộ trưởng thứ ba trong chính phủ của Tổng thống lâm thời Michel Temer phải ra đi. Theo cảnh sát, PMDB là đảng có nhiều thành viên bị cáo buộc dính líu nhiều nhất tới tham nhũng tại Petrobras. 

Mấy hôm trước, hàng trăm nghìn người tại 23/27 bang ở Brazil đã đồng loạt xuống đường tuần hành, phản đối chính phủ của Tổng thống lâm thời Michel Temer, đồng thời kêu gọi ông từ chức. Và đây là lần đầu tiên chính phủ lâm thời đối diện với sự phản đối của cử tri sau khi mới lên cầm quyền hôm 12/5. Khoảng 10 ngày trước (22/6), Tòa án Tối cao đã truy tố Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha (đang bị đình chỉ chức vụ) vì tội rửa tiền và giao dịch tiền tệ bất hợp pháp.

Thẩm phán Teori Zavascki cho biết, có những bằng chứng rõ ràng về việc ông Eduardo Cunha đã nhận tiền phi pháp và đây là vụ kiện thứ hai chống lại Chủ tịch Hạ viện được Tòa án Tối cao chấp nhận. Và ông Eduardo Cunha là một trong những chính trị gia hàng đầu ở Brazil trở thành tâm điểm trong vụ tham nhũng tại Petrobras và là một trong những thành viên của đảng PMDB cầm quyền khởi xướng tiến trình luận tội Tổng thống Dilma Rousseff nhằm phế truất bà.../.

Ngày 28/6, giới truyền thông Brazil cho biết, cảnh sát vừa phát giác một đường dây tham nhũng, rút ruột của Bộ Văn hóa khoảng 53 triệu USD.

Và 14 đối tượng lạm dụng kẽ hở của một đạo luật liên quan đến tăng cường chi tiêu cho các hoạt động văn hóa đã bị cảnh sát bắt khi sử dụng ngân sách cấp cho các hoạt động quảng bá văn hóa để chi tiêu cho đảng phái và những đám cưới hoang phí.

Theo ông Rodrigo de Campos Costa, quan chức của Lực lượng chống tội phạm có tổ chức, những hành vi nói trên là sự vi phạm trắng trợn luật pháp. 

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.