Bóng hoa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Hoa huệ trắng và bức tường cũng trắng/ Sao bóng hoa trên tường lại đen…”. Không biết khi viết nên những vần thơ này, nhà thơ có nghĩ đến một kiếp đàn bà không. Chắc là không mà cũng có thể có, khó đoán được.

Chỉ biết rằng, tuy nói về hoa đấy, nói về sắc trắng tinh khôi đấy, nhưng chỉ thấy ẩn hiện trong đó biết bao nỗi buồn của thân phận con người, của số kiếp. Hoa chỉ tươi một ngày, nhưng bóng hoa ám ảnh cả đời.

Chiều muộn. Trước cửa hàng hoa, người phụ nữ đứng tần ngần. Chị tầm trung tuổi, có thân hình khắc khổ và nét mặt của tuýp người biết đến nước mắt nhiều hơn tiếng cười. Khẽ so vai trong chiếc áo khoác mỏng cũ sờn, không biết vì trời lạnh hay do ngại vì lần đầu tiên mua hoa ở cửa hàng trông có vẻ sang trọng thế này, chị cất tiếng dè dặt hỏi: “Em gì ơi, bó hoa này bao nhiêu tiền”. Sau câu nói chị chỉ vào bó hoa bé nhất, kém sắc nhất đang cắm bày.

Nghe tiếng trả lời của cô chủ hàng hoa, người phụ nữ giật mình, bấc giác thụt lùi một bước rồi quay sang nhìn về phía có âm thanh. Trong suy nghĩ của chị, sẽ là một cô hàng hoa xinh đẹp, sang chảnh có chất giọng lảnh lót, nào ngờ đó lại là người phụ nữ bé nhỏ, gương mặt tiều tụy còn vương nước mắt và vết thâm chưa tan hết trên gò má. Cô chủ hàng hoa chỉ khác khách hàng của mình ở tấm áo lành, màu sắc rạng rỡ hơn.

Thấy vậy, chị khách như có thêm chút dũng khí để hỏi tiếp một câu nữa mà chị vốn nghĩ nếu gặp bà chủ đanh đá chị sẽ không dám hỏi: “Có bó nào tiền rẻ hơn bó này, tầm trăm nghìn đổ lại không em”. Và lại một bất ngờ nữa đến với chị khi cô chủ hàng hất hất cái đầu: “Chị cứ lấy bó hoa đó đi, rồi chị trả em bao nhiêu cũng được”.

Sau câu nói: “Thế thì ngại chết!” thốt lên từ vị khách, cô chủ hàng cay đắng: “Đời em còn chẳng tiếc, tiếc gì bó hoa hả chị”.

Cái shop hoa này là món quà của cha mẹ dành cho đứa con gái ngay từ khi sinh ra sức khỏe đã yếu ớt. Không đủ sức khỏe đi làm, cô gái ấy dành tình yêu của mình cho những bó hoa. Và cũng tại đây mối tình đầu của cô chớm nở với một vị khách. Hạnh phúc chẳng tày gang, ngay trong đêm tân hôn, khi biết cô dâu không còn trinh trắng, chú rể chẳng cần nghe lời giải thích của cô rằng ngày bé cô là nạn nhân của một vụ xâm hại tình dục trẻ em của gã hàng xóm, đã buông một câu sắc lạnh: “Để mai tôi về hỏi lại bố mẹ cô đã, nghe có vẻ khó tin lắm. Không khéo cô hư hỏng với thằng nào rồi dựng chuyện!”

Sau đêm ấy, cuộc đời của cô là những năm tháng ở cùng quỷ dữ, sống trong sự dằn vặt của chồng và sự chì chiết của mẹ chồng vì cái tội “còn bé mà đã biết quyến rũ đàn ông để đến nỗi mất trinh” mà họ gán cho cô. Chồng có thể cưỡng bức cô bất kỳ lúc nào anh ta muốn, mẹ chồng có thể ném vào người cô bất kỳ thứ gì bà vớ được trong tầm tay. Có những hôm, cô mang từ cửa hàng về một bó hoa ly trắng, loài hoa mà ngày còn yêu nhau chồng cô vốn rất thích để cắm trong nhà, thì chồng cô lao ra giằng bó hoa khỏi tay vợ ném tọt sọt rác, kèm theo đó là cái tát nổ đom đóm: “Cô ô uế, không xứng đáng với loài hoa này, đừng mang nó về đây”.

Thương bố mẹ nên dù rất đau khổ cô vẫn nín nhịn, cho đến một ngày chính bố đẻ của cô nói rằng ông biết việc con rể thường xuyên dẫn tình nhân vào nhà nghỉ. Trớ trêu sao chủ nhà nghỉ đó lại là người bạn cùng quân ngũ với ông ngày trước. Hai ông già đã bắt quả tang tại trận.

Câu chuyện của bố như giọt nước làm đầy tràn cái ly chịu đựng trong cô. Chiều nay, cô đến cửa hàng định dọn dẹp, đóng cửa sớm để quay về chốn địa ngục ấy với quyết tâm lần này phải tự cứu lấy cuộc đời mình. Thế rồi cô gặp chị.

Lắng nghe câu chuyện của cô, đến lượt mình chị cúi mặt xuống thì thầm kể. Chồng chị, người đàn ông đang thụ án kia đã phải đi tù vì hành vi đánh vợ. Từ ngày cưới đến giờ, không có lúc nào cơ thể chị hết vết bầm tím. Và, một trận đòn khiến vợ chấn thương sọ não, vỡ xương hàm, gẫy hai chân đã đưa kẻ vũ phu kia vào tù. Nhưng, rốt cuộc người thăm nuôi vẫn chính là người vợ bị đòn roi ấy. Vì, “dù sao anh ấy cũng là bố của những đứa con của chị”.

“Ngày mai là sinh nhật anh ấy em ạ, tối nay chị lên tàu đến trại, tính mua bó hoa cho anh ấy vui nhưng có bao tiền chị dành hết mua đồ thăm nuôi rồi. Thân đàn bà, lại con đùm, chị chả biết làm thế nào thôi cứ tự động viên mình chịu khó vài năm anh ấy về rồi tính”- chị ngượng nghịu cười, nói với cô.

Bạn có thể nói với tôi rằng, câu chuyện trên là hư cấu, vì thời này còn ai chịu khổ thế mà không vùng lên, nam nữ bình quyền rồi. Nhưng mặt trăng luôn có bóng tối, trái tim luôn có nếp gấp và đàn bà cũng luôn chứa đựng trong mình biết bao điều tưởng như rất vô lý, lỗi thời: nhẫn nhịn tưởng như ngu dại, nhẹ dạ tưởng như không ngờ…

Tất cả đều xuất phát từ trái tim tội nghiệp luôn yếu mềm khao khát yêu thương và ước mơ bảo vệ tổ ấm mong manh bằng mọi giá. Cứ thế, tất cả những điều đó như một thứ quán tính kéo họ đi hệt con tàu cứ lao về phía trước. Cho dù phía trước là màn đêm, là bóng hoa đen ở trên tường…

Tin cùng chuyên mục

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

(PLVN) - Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của con người với các thái cực từ đẹp đẽ, cao thượng, bao dung đến xấu xa, lừa đảo, độc ác, “phông bạt”… Tất thảy đều xuất hiện trên thế giới mạng như chúng ta chứng kiến ở đời thực.

Đọc thêm

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.