Bốn kịch bản thu dung F0 tại TP Hồ Chí Minh

Trong tình huống tốt nhất (cấp độ 1), F0 tại TP HCM cần nhập viện sẽ được điều trị tại BV Dã chiến số 16, BV Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi đồng và BV Từ Dũ.
Trong tình huống tốt nhất (cấp độ 1), F0 tại TP HCM cần nhập viện sẽ được điều trị tại BV Dã chiến số 16, BV Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi đồng và BV Từ Dũ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều qua (25/10), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP HCM tổ chức họp báo để thông tin về tình hình dịch COVID-19 tuần trước đó.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết TP có 120/234 chợ truyền thống được mở. Thêm 19 chợ dự kiến được mở lại sau khi xem xét mức độ an toàn.

Liên quan đến đề xuất quán ăn uống, nhà hàng được phục vụ tại chỗ, ông Tú cho biết UBND TP và các sở, ngành đang xem xét, cân nhắc cách làm, tiêu chí đánh giá để mở lại hoạt động này.

“Việc mở lại quán ăn uống phục vụ tại chỗ vẫn đang trong quá trình trao đổi và còn cần làm rõ lại nhiều vấn đề. Sau khi thống nhất, Sở Công Thương sẽ thông báo rộng rãi đến dư luận”, ông Tú nói.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP cho biết, theo Kế hoạch 3456 của UBND TP ngày 16/10, Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra việc chi trả hỗ trợ tại 21 quận, huyện và TP Thủ Đức.

Theo ông Lâm, nội dung kiểm tra xoay quanh việc các địa phương có thực hiện theo đúng Nghị quyết 09 và Công văn 2209 (gói hỗ trợ đợt 1) hay không. Thứ hai, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Công văn 2627 và Công văn 2799 của UBND TP (gói hỗ trợ đợt 2). Thứ ba, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Công văn 3181 (gói hỗ trợ đợt 3).

Theo kế hoạch, từ 6-20/11, các đoàn tổng hợp báo cáo. Ngày 23/11, Sở LĐ-TB&XH trình báo cáo lên UBND TP.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, PGĐ Sở Y tế thông tin về kịch bản ứng phó theo từng cấp độ dịch căn cứ Nghị quyết 128/NQ-CP. Ông Châu cho biết, hiện số ca mắc mới ở TP giảm và dịch đang ở cấp độ 2.

Ông Châu lý giải nếu chỉ dựa vào số ca mắc mới/100.000 dân/tuần thì TP đang ở cấp độ 3. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine cho người trên 18 tuổi là 99% và tỷ lệ tiêm đủ liều cho người trên 65 tuổi cao nên TP được xếp vào cấp độ 2.

Trước thực tế đó, công tác ứng phó với COVID-19 của TP vẫn ở cấp độ 3. Do đó, TP cần cực kỳ thận trọng dù số ca tử vong đang liên tục giảm.

Ngoài ra, tới cuối tháng 10, TP phải hoàn toàn tự lực trong kiểm soát dịch khi hầu hết đoàn chi viện của Trung ương rút đi.

“Người dân nghe dịch đang ở cấp độ 2, tỷ lệ tiêm vaccine cao, nhưng nếu chủ quan, không tuân thủ 5K và quy định về an toàn y tế thì có thể dẫn đến nguy cơ dịch lây lan, tăng số ca mắc”, ông Châu cảnh báo.

Về công tác thu dung, ngành Y tế TP xây dựng 4 kịch bản tương ứng với số lượng ca mắc mới/100.000 dân/tuần.

Kịch bản thứ nhất, nếu dịch kiểm soát tốt, số ca mắc mới tương ứng cấp độ 1 thì F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà. Trường hợp cần nhập viện sẽ được điều trị tại Bệnh viện (BV) Dã chiến số 16; BV Bệnh Nhiệt đới; BV Nhi đồng và BV Từ Dũ. Đây là tình huống tốt nhất để sống chung với COVID-19.

Tình huống 2 tương ứng cấp độ dịch 2 thì F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được cách ly tại nhà. Trường hợp nhập viện sẽ vào BV Dã chiến số 13, 16. Ngoài ra, các BV thu dung COVID-19 cấp quận, huyện, BV Bệnh Nhiệt đới, 2 BV chuyên khoa nhi, BV Từ Dũ, BV Hùng Vương sẽ tiếp tục điều trị bệnh nhân COVID-19.

Tình huống 3 tương ứng số ca mắc mới ở cấp độ 3. Hiện TP ở cấp độ này. Các F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà, trạm y tế lưu động quản lý 50-100 F0, tương đương cần 135 trạm y tế lưu động.

Với bệnh nhân cần nhập viện, cả 3 BV Dã chiến số 13, 14 và 16 tiếp nhận bệnh nhân. Ngoài ra, 3 BV hồi sức của BV Chợ Rẫy, 115 và Bệnh Nhiệt đới, 3 BV chuyên khoa nhi và 2 BV chuyên khoa sản (BV Từ Dũ, BV Hùng Vương) tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19.

Ở tình huống xấu nhất, cấp độ dịch số 4. F0 tiếp tục cách ly tại nhà. Ngoài trạm y tế lưu động thì địa phương căn cứ số F0 để lập tổ COVID-19 cộng đồng. Trường hợp cần nhập viện sẽ huy động toàn bộ BV, trung tâm hồi sức tham gia điều trị. Quận, huyện nào chưa có cơ sở điều trị thì phải lập BV dã chiến 300-500 giường. F0 nặng và nguy kịch sẽ được chăm sóc tại BV dã chiến.

“Ước tính trong tình huống này, TP chuẩn bị 16.000-19.000 giường điều trị COVID-19, 2000 giường ICU. Cấp độ 4 là quay trở lại thời kỳ cách đây hơn 1 tháng khi TP hoạt động với công suất tối đa để điều trị bệnh nhân COVID-19”, ông Châu nói.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc một số chung cư vẫn đang xét nghiệm nCoV với người ra vào, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu khẳng định việc này là chưa đúng tinh thần Nghị quyết 128.

Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) cho biết, Quyết định 4800 yêu cầu xét nghiệm theo địa bàn nguy cơ có khả năng lây nhiễm cao như bến xe, siêu thị, chợ đầu mối... và xét nghiệm theo hình thức tầm soát ngẫu nhiên. Nhóm nguy cơ đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người như shipper, giao hàng… cũng chỉ cần xét nghiệm ngẫu nhiên.

Quyết định này cũng quy định rõ là chỉ xét nghiệm với người dân ở vùng cấp độ dịch 4 qua địa bàn khác; hoặc cấp độ dịch 3 nhưng có nghi ngờ liên quan ca mắc COVID-19 (hoặc có triệu chứng nghi ngờ).

Đề xuất quán ăn tại chỗ không mở máy lạnh, bán rượu, bia

Đây là một nội dung được đề cập trong dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống COVID-19 tại các cơ sở kinh doanh ăn uống vừa được Ban Quản lý an toàn thực phẩm trình UBND TP HCM. Tính đến nay, cơ sở kinh doanh ăn uống đã phải ngừng phục vụ tại chỗ gần 5 tháng.

Dự thảo gồm 6 tiêu chí, trong đó, tiêu chí đầu tiên cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) và có đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm gov.vn/.

Tiêu chí 2, cơ sở phải đảm bảo điều kiện ATTP về trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, các chứng từ liên quan.

Tiêu chí 3, các cơ sở phải triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19, bố trí khu vực giao nhận sản phẩm; trang bị nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, thiết bị và khăn làm khô tay.

Tiêu chí 4, người lao động, người đến cơ sở (giao nhận hàng, khách hàng...) phải tuân thủ 5K; thực hiện quét mã QR và khai báo y tế, tiêm vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19...

Tiêu chí 5, tùy vào cấp độ dịch tại nơi kinh doanh, cơ sở thực hiện hạn chế số lượng người bán, mua thực phẩm cùng một thời điểm theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Tiêu chí 6, cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ không dùng máy điều hòa trong không gian kín; không bán rượu, bia. Khách phải đảm bảo đúng theo hướng dẫn của ngành Y tế trong phòng chống COVID-19.

Ngày 24/10, UBND TP HCM đã công bố cấp độ dịch ở 22 quận, huyện trên địa bàn. Theo đó, có 9 quận, huyện đạt cấp 1 (bình thường mới); 12 địa phương cấp 2 (nguy cơ trung bình) và Bình Tân là đơn vị duy nhất còn ở cấp 3 (nguy cơ cao).

Đánh giá cấp độ dịch đối với 312 phường, xã, thị trấn, TP HCM có 199 đơn vị đạt vùng xanh, 96 vùng vàng và 17 vùng cam. Trong đó, 4 quận đạt tỷ lệ 100% vùng xanh.

Chính quyền TP đề nghị các sở, ngành, địa phương căn cứ mức độ dịch được công bố để triển khai các biện pháp hành chính thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 trong lĩnh vực và trên địa bàn phụ trách.

Theo Sở Công Thương, TP có khoảng 7.500 doanh nghiệp, hàng nghìn hộ kinh doanh ăn uống. Hình thức bán mang về và tại chỗ phải dừng nhiều tháng qua để phòng chống dịch khiến doanh thu của ngành ẩm thực giảm mạnh.

Thống kê cho thấy, doanh thu ăn uống ở TP 8 tháng qua đạt 32.075 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Kinh doanh sụt giảm, hàng loạt doanh nghiệp dịch vụ ăn uống, nhà hàng phải đóng cửa, trả mặt bằng, thu hẹp kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.