Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện trực 24/24 trong dịp lễ 2/9

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ lễ 2/9; đảm bảo nhân lực, thuốc, vật tư y tế… duy trì các hoạt động thường xuyên và đảm bảo khả năng cao nhất việc cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông.

Bộ Y tế đã có văn bản gửi Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; Các Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đảm bảo công tác y tế trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.

Theo văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân tuyên ký ban hành, nhằm đảm bảo công tác y tế và phòng, chống dịch bệnh trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ 1/9 - hết 4/9) và thực hiện Công điện số 750/CĐ-TTg ngày 18/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế yêu cầu các Cơ quan, Đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh; theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các dịch bệnh mới nổi; chỉ đạo tăng cường áp dụng và thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Bố trí phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Lễ; đảm bảo các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế duy trì các hoạt động thường xuyên của các Cơ quan, Đơn vị và đảm bảo khả năng cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông; chủ động nắm tình hình và xử lý những vấn đề phát sinh.

Bộ Y tế cũng lưu ý việc phối hợp với lực lượng Công an và các đơn vị có liên quan trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ và các vấn đề liên quan khác. Nêu cao ý thức và trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong thực thi công vụ, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao.

Cũng liên quan đến việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các Bộ, ngành đảm bảo trực đẩy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ;

Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.

Cùng đó phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa tập trung đông người... nếu có tại địa phương.

Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đuổi nước, cảnh báo tai nạn tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch; Đảm bảo thường trực đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết.

"Trường hợp có diễn biến đặc biệt như bùng phát dịch bệnh nguy hiểm khác, cấp cứu thảm hoạ, tai nạn hàng loạt, ngộ độc thực phẩm và các trường hợp đặc biệt khác, đề nghị đơn vị có báo cáo khẩn về cơ quan quản lý trực tiếp qua đường dây nóng, đồng thời báo cáo nhanh bằng văn bản về tình hình diễn biến đặc biệt để kịp thời giải quyết" - công văn của Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu rõ.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...