Bộ trưởng Trần Đại Quang viết về lực lượng công an trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(PLO) -Từ năm 1961 đến năm 1973, lực lượng Công an đã tổ chức đấu tranh với gần 30 chuyên án theo phương châm “quét sạch nhà để đón khách không mời mà đến”, “giữ bên trong là chính”, bắt và diệt hơn 100 toán gián điệp biệt kích với gần 1.000 đối tượng, thu hàng trăm tấn vũ khí tối tân, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại của địch.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là thiên hùng ca bất hủ của thế kỷ XX, mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đem lại niềm tìn cho các dân tộc đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Đây là thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đóng góp của các lực lượng vũ trang, của toàn dân, trong đó có đóng góp to lớn của lực lượng Công an nhân dân.
Phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng Công an nhân dân được Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt, sự tham gia tích cực của nhân dân, đã từng bước trưởng thành, đương đầu và đánh thắng bộ máy chiến tranh gián diệp đồ sộ của đế quốc đầu sỏ, được trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất, có bề dày kinh nghiệm về chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý, hoạt động phá hoại, lật đổ ở nhiều nước trên thế giới.
Trong mỗi giai đoạn của cuộc kháng chiến, lực lượng Công an vừa ra sức phát triển, xây dựng lực lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững an ninh, trật tự, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa phát huy vai trò hậu phương lớn, chi viện mọi mặt, có hiệu quả cho An ninh miền Nam, đánh thắng mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các cơ quan tình báo, gián điệp, cảnh sát Mỹ - nguy, góp phần quan trọng vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Ở miền Bắc, lực lượng Công an tập trung làm tốt công tác kết hợp giữa chống cưỡng ép di cư với phòng, chống gián điệp, qua đó hạn chế được số đồng bào bị Mỹ - ngụy dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam và ngăn chặn có hiệu quả âm mưu của địch cài cắm gián điệp, nội gián để phá hoại, gây rối nội bộ ta; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân đồng loạt mở các chiến dịch tiễu phỉ, giải quyết dứt điểm nạn “nổi phỉ” ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, bắt và diệt gần 5.000 tên. Đến năm 1960, hang ổ phỉ cuối cùng tại Đồng Văn, Hà Giang bị ta xóa sổ, tình hình an ninh, trật tự, chính trị - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc được ổn định.

Chủ động bóc gỡ mạng lưới gián điệp do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cài lại, từ năm 1954 đến năm 1961, lực lượng Công an đã tiến hành đấu tranh  có hiệu quả với các chuyên án gián điệp, bắt gần 100 đối tượng, phát hiện, thu giữ hàng chục kho vũ khí địch bí mật chôn giấu làm phương tiện hoạt động lâu dài của “đội quân ngầm”, thậm chí có kho vũ khí đủ trang bị cho cả một trung đoàn.

Dự báo được âm mưu của đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, lực lượng Công an đã chủ động tham mưu với Đảng, Chính phủ tăng cường các giải pháp củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân, sẵn sàng đối phó với hoạt động của địch; tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành có hiệu quả công tác “khoanh vùng, trấn phản”, cải tạo tại chỗ và tập trung cải tạo. 
Qua đó, bóc gỡ mạng lưới tay chân cũng như cơ sở xã hội mà địch có thể lợi dụng. Từ năm 1961, cơ quan tình báo Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn ráo riết phát động chiến tranh gián điệp biệt kích với mưu đồ “đánh cộng sản trong lòng cộng sản” nhằm làm suy yếu miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Lực lượng Công an đã chủ động nắm bắt âm mưu địch, chuẩn bị địa bàn “đón lõng”, bắt gọn các toán gián điệp biệt kích xâm nhập, tiến hành các biện pháp  nghiệp vụ, điều khiển trung tâm địch hoạt động theo ý đồ của ta. 
Đại tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
 Đại tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
Từ năm 1961 đến năm 1973, lực lượng Công an đã tổ chức đấu tranh với gần 30 chuyên án theo phương châm “quét sạch nhà để đón khách không mời mà đến”, “giữ bên trong là chính”, bắt và diệt hơn 100 toán gián điệp biệt kích với gần 1.000 đối tượng, thu hàng trăm tấn vũ khí tối tân, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại của địch.
Từ năm 1964, đế quốc Mỹ “leo thang” mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc và đẩy mạnh chiến tranh cục bộ ở miền Nam, lực lượng Công an đã phối hợp chặt chẽ với Quân đội, dân quân, tự vệ, bảo vệ dân phố làm tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự; vận động, tổ chức nhân dân đi sơ tán; bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông - vận tải, tham gia cứu thương, cứu người sập hầm, phòng cháy, chữa cháy...
Đáng chú ý, Đội Phòng cháy, chữa cháy Hoa Lư, Công an tỉnh Ninh Bình đã mưu trí, dũng cảm dập tắt hỏa hoạn, cứu được trận địa tên lửa và pháo phòng không. Kinh nghiệm này được nhân rộng, đã giúp Công an các tỉnh Thanh Hóa, Nam Hà, Hà Bắc, Hải Phòng... chữa cháy các trận địa tên lửa đạt kết quả tốt.
Ở miền Nam, sau năm 1954, đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai thực hiện dồn dân, lập ấp chiến lược, đồng thời xây dựng hệ thống cảnh sát, mật vụ dày đặc, điên cuồng thi hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, áp dụng luật 10/59 kéo lê máy chém khắp miền Nam đàn áp phong trào cách mạng. 
Để đối phó với địch, lực lượng Công an tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, nắm bắt âm mưu, kế hoạch, các chiến dịch khủng bố của chúng để bảo vệ an toàn tổ chức cơ sở Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng; đưa người thâm nhập vào lực lượng Bình Xuyên, Hòa Hảo, vào hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền để vừa nắm tình hình, vừa vận động, cảm hóa binh lính địch quay súng trở về với cách mạng và trừng trị những tên tay sai gian ác.

Được sự chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc, lực lượng An ninh miền Nam đã phát triển thành hệ thống từ Trung ương Cục đến khu, tỉnh và các huyện, xã. An ninh miền Nam đã chú trọng xây dựng lực lượng chính trị, phát động quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của Mỹ - ngụy, diệt ác, trừ gian, bảo vệ căn cứ cách mạng; làm trong sạch địa bàn, bóc gỡ hàng trăm tên gián điệp, vô hiệu hóa hàng nghìn cơ sở tai mắt của địch, bảo vệ an toàn các cơ quan của Đảng, căn cứ cách mạng, bảo vệ lực lượng vũ trang, kho tàng vũ khí, đạn dược, các trận địa, mục tiêu, cơ sở kinh tế, quốc phòng.

Từ năm 1965 đến năm 1972, đế quốc Mỹ lần lượt thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh; tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp để giành dân, chiếm đất và chuẩn bị kế hoạch hậu chiến; thực hiện chủ trương “bốn mạnh dạn”: Mạnh dạn khai thác hết số người bị bắt, đầu hàng, đầu thú; mạnh dạn khống chế; mạnh dạn giao việc; mạnh dạn tung gián điệp vào hàng ngũ cách mạng. 
Lực lượng An ninh đã triển khai có hiệu quả hai mặt công tác chủ yếu là tổ chức đánh địch, bảo vệ tổ chức Đảng, căn cứ cách mạng, vùng giải phóng và vận động quần chúng diệt ác, phá kìm, phá chính quyền cơ sở của địch. Lực lượng Trinh sát vũ trang và An ninh đô thị phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương đã tiến hành hàng trăm trận tấn công vào hang ổ của bọn tình báo, cảnh sát, mật vụ, tiêu diệt hàng nghìn tên cầm đầu, gian ác, có nợ máu với nhân dân, làm cho địch hoang mang, lo sợ, gây thanh thế cho cách mạng.

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lực lượng An ninh đã triển khai bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình địch, bảo vệ cơ quan lãnh đạo Đảng, Mặt trận dân tộc giải phóng và tổ chức để cơ sở quần chúng truy tìm, tiêu diệt bọn ác ôn, gián điệp, chỉ điểm; bắt và tiêu diệt hàng nghìn tên gián điệp các loại, thu nhiều tài liệu tình báo có giá trị, trong đó có hồ sơ nội gián, hồ sơ mật báo viên của địch cài cắm vào nội bộ ta.

Từ năm 1970, lực lượng An ninh đã tập trung thực hiện nhiệm vụ truy bắt, xử lý số đối tượng nội gián; triển khai mạnh công tác đấu tranh với phương thức địch cài gián điệp vào tù binh, hàng binh, lạc ngũ, mất liên lạc. Lực lượng bảo vệ cơ quan, trinh sát vũ trang đã phối hợp chặt chẽ với Bộ đội địa phương truy quét hàng trăm toán gián điệp biệt kích xâm nhập vùng giải phóng, vùng giáp ranh.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về chuẩn bị mọi mặt phục vụ các chiến dịch lớn, phối hợp với đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Pari, lực lượng An ninh đã chú trọng hướng dẫn quần chúng phá chính sách bình định, kế hoạch Phượng Hoàng, bảo đảm an ninh vùng giải phóng; tập trung đánh mạnh bọn đầu sỏ tình báo, gián điệp ở đô thị, truy bắt cơ sở tình báo, gián điệp của chúng ở nông thôn. 
Qua đó, góp phần hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng mở các chiến dịch quân sự lớn, giành đất, giành dân, đẩy địch vào thế bị động, làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường, tạo thế và lực để quân ta tổng công kích địch vào mùa khô năm 1972.
Nửa cuối năm 1972, quân và dân ta tiến hành thắng lợi cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, đồng thời đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ hai ra miền Bắc, đập tan cuộc tập kích chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút hết quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam, làm thay đổi tình hình có lợi cho ta, tạo nên thế và lực mới cho cách mạng. 
Trong giai đoạn này, lực lượng An ninh miền Nam tập trung hướng công tác về cơ sở, nắm bắt âm mưu địch sâu hơn, nắm quần chúng chắc hơn, tổ chức phong trào quần chúng tham gia công tác an ninh ở vùng giải phóng, vùng tranh chấp; phối hợp với phong trào “Tấn công địch phía trước, phá kìm kẹp phía sau”. Phong trào quần chúng phá kìm, diệt ác ôn, tay sai chỉ điểm phát triển mạnh và rộng khắp các vùng nông thôn. 
Trong hai năm 1973, 1974, lực lượng An ninh đã diệt hơn 2.000 tên, bắt gần 1.600 tên ác ôn, nhân viên Phượng Hoàng có nợ máu ở vùng địch chiếm đóng. Đối với vùng hành lang, vùng giáp ranh, lực lượng An ninh đã vô hiệu hóa hàng chục nghìn tên tay sai của Mỹ - ngụy, trong đó có nhiều đối tượng gián điệp, chỉ điểm. 
Ở vùng giải phóng, lực lượng An ninh vận động nhân dân củng cố phong trào “bảo mật phòng gian”, giữ vững vùng giải phóng; tăng cường công tác truy lùng, bắt, tiêu diệt hàng trăm toán gián điệp biệt kích xâm nhập, bảo vệ an toàn cơ quan, kho tàng, tuyến đường vận chuyển; đồng thời, khám phá hàng trăm vụ nội gián. Qua đó, đã góp phần quan trọng bảo vệ Đảng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo cao cấp.
Trước những thất bại nặng nề của Mỹ - ngụy trên chiến trường miền Nam, tháng 10-1974, Bộ Chính trị đã họp, nhận định: “Đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc, dân chủ...Ngoài thời cơ này, không có thời cơ nào khác”1và quyết định “mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng... giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà”2. Quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, lực lượng Công an đã tập trung lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền Nam. Công tác bảo vệ bí mật các cuộc hành quân được tổ chức chặt chẽ; công tác phòng gian bảo mật, quản lý vùng mới giải phóng được tăng cường; công tác diệt ác, trừ gian, tấn công tiêu diệt bọn tình báo, cảnh sát được đẩy mạnh, tích cực góp phần thúc đẩy ngụy quân, ngụy quyền vào tình thế cô lập, suy yếu nghiêm trọng.
Phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, từ tháng 1/1975 đến ngày 29/4/1975, Bộ Công an đã huy động đến mức cao nhất về lực lượng, vũ khí và phương tiện kỹ thuật chuyên ngành; chi viện 4.500 cán bộ có kinh nghiệm công tác, chiến đấu, nâng tổng số cán bộ công an chi viện cho chiến trường miền Nam lên hơn 11 nghìn đồng chí. 
Lực lượng điệp báo, trinh sát vũ trang An ninh đã phối hợp với cơ sở khẩn trương điều tra, lập sơ đồ hệ thống bố phòng của địch; dựng lại các tổ chức tình báo, gián điệp, cảnh sát, hệ thống kìm kẹp và các tổ chức, đảng phái phản động; lập hồ sơ, phân loại các đối tượng nguy hiểm cần trấn áp; đồng thời chuẩn bị các thông cáo, lệnh, thư, khẩu hiệu để phục vụ nhiệm vụ tấn công chính trị vào hàng ngũ kẻ thù. Nhờ được chuẩn bị toàn diện, trong quá trình diễn ra Chiến dịch, lực lượng An ninh đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch, bảo vệ các cuộc hành quân và vận chuyển vũ khí, phương tiện, các hướng tiến công chiến lược, bảo vệ lực lượng vũ trang. 
Trên các hướng tấn công vào sào huyệt địch, lực lượng An ninh tham gia tích cực nhiệm vụ mở đường, tấn công từ bên ngoài kết hợp với nổi dậy từ bên trong, góp phần đập tan sự phản kháng của bọn phản cách mạng, nhanh chóng chiếm lĩnh các mục tiêu được phân công; chốt giữ các cửa ngõ ra vào thành phố, ngăn chặn, bắt giữ số đối tượng chạy trốn. 
Nhiều cán bộ, chiến sĩ và cơ sở an ninh đã dũng cảm, mưu trí vào hang ổ địch tuyên truyền, vận động binh lính ngụy bỏ súng đầu hàng, phát động quần chúng nổi dậy, diệt ác, trừ gian, bắt giữ bọn đầu sỏ, ác ôn trong các cơ quan cảnh sát, tình báo, gián điệp, chiêu hồi, đảng phái phản động, góp phần bức hàng, bức rút nhiều đồn bốt, chiếm lĩnh nhiều trụ sở cảnh sát, trụ sở ngụy quyền địch. 
Các cơ sở an ninh của ta   trong lực lượng biệt động quân, bộ tổng tham mưu ngụy... đã tác động số sĩ quan, binh lính ngụy, công nhân, viên chức trong các cơ quan ngụy quyền “án binh bất động”, bảo quản hồ sơ, tài liệu, phương tiện kỹ thuật, treo cờ cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng vũ trang cách mạng tiến công, chiếm lĩnh các mục tiêu trọng yếu của địch. 
Từ ngày 30/4/1975 đến ngày 2/5/1975, lực lượng An ninh cùng với quân và dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tấn công, chiếm lĩnh các cơ quan tình báo, cảnh sát, nhà giam của địch, truy quét bọn tàn quân, xây dựng chính quyền cách mạng, góp phần hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta.
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng, gần 1,3 triệu quân chủ lực ngụy, hàng trăm nghìn sĩ quan, nhân viên cảnh sát, hàng chục nghìn nhân viên tình báo, đảng phái phản động, nhân viên tình báo trá hình cùng bộ máy ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ. 
Lợi dụng tình hình phức tạp những ngày đầu giải phóng, các đối tượng tội phạm hình sự, côn đồ nguy hiểm một thời cấu kết với bộ máy cảnh sát ngụy gây nhiều tội ác với nhân dân vẫn tiếp tục hoạt động, cướp tài sản, phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân. 
Trước tình hình đó, để bảo vệ thành quả cách mạng, Bộ Công an tiếp tục điều động gần 1 vạn cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho An ninh miền Nam, cùng lực lượng An ninh tại chỗ khẩn trương tiếp nhận, phân loại tài liệu địch để lại, truy tìm gián điệp cài lại, khai thác làm rõ những đối tượng tình báo viên, mật báo viên để vô hiệu hóa, làm trong sạch nội bộ; truy bắt số đối tượng tình báo, gián điệp, cảnh sát, ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động có nợ máu trốn trình diện, cải tạo; đồng thời làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với bọn lưu manh, côn đồ và tội phạm hình sự khác, giữ vững và quản lý tốt an ninh, trật tự vùng mới giải phóng.

Ôn lại truyền thống anh hùng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân, chúng ta thành kính tôn vinh, bày tỏ lòng tri ân trước những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hào hùng của dân tộc, góp phần xây đắp, tăng cường niềm tin yêu, sự gắn bó máu thịt của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân.

Lực lượng Công an nhân dân nguyện tiếp tục phát huy truyền thống, bản chất cách mạng tốt đẹp; luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, hun đúc bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và dựa vào nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria Rumen Radev chụp ảnh chung, sáng 25/11. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.

Phiên họp lần thứ 11 của IPTP: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia

Phiên họp lần thứ 11 của IPTP: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn đã chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của IPTP và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.

Cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề quản lý tài sản số

Quang cảnh phiên làm việc sáng 23/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quản lý tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp nên cần cân nhắc kỹ lưỡng, trong đó cần nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về phân loại tài sản số và xây dựng các quy định quản lý tương ứng

Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại sự kiện.
(PLVN) Tối 22/11, tại Quảng trường 10/3, TP Buôn Ma Thuột đã diễn ra Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu tại sự kiện.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+): Đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng

Đại tướng Phan Văn Giang tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 11. (Ảnh trong bài: qdnd.vn)
(PLVN) -   Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tiếp tục là cơ hội để thúc đẩy hợp tác quốc phòng hiệu quả hơn nữa, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài cuối: Cần những giải pháp “mở”

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: nhandan.vn).
(PLVN) -  Thực tế cho thấy, đại đa số đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô có tinh thần yêu nước sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, trong đó có việc phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ là vô cùng cần thiết. Và để gỡ những nút thắt, bên cạnh việc giữ vững nguyên tắc cũng cần nghiên cứu, có giải pháp phù hợp, với đội ngũ đặc thù này.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
(PLVN) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
(PLVN) - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.