Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kinh tế bứt phá trong bối cảnh khó khăn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
(PLVN) - Trước thềm năm mới 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã dành cho PLVN cuộc trả lời phỏng vấn với những chia sẻ khái quát về “bức tranh” kinh tế Việt Nam năm qua cũng như những giải pháp ngành Công Thương sẽ triển khai để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023.

Nhiều điểm sáng nền kinh tế 2022

- Thưa Bộ trưởng, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp cũng như ảnh hưởng sau đại dịch, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là một thành tựu lớn, ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

- Năm 2022 diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức do tình hình khu vực và thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường; xung đột lợi ích, căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; Đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraina kéo dài và việc tiếp tục áp dụng chính sách “zero COVID” của Trung Quốc đã và đang gây ra sự thiếu hụt, đứt gãy các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Điều này dẫn đến giá cả dầu thô và vật tư chiến lược, nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất tăng cao và biến động bất thường. Lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia dẫn tới tổng cầu thế giới giảm sút và có nguy cơ đưa kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, khả năng chống chịu với các "cú sốc" bên ngoài còn hạn chế, nên những biến động toàn cầu đã tạo áp lực lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như tăng trưởng chung của kinh tế trong nước. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội của nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát.

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế phải nhắc đến là xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Cả năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 730 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với mức thặng dư trên 10 tỷ USD (gấp 2,5 lần năm 2021).

Một điểm sáng nữa cần kể đến đó là sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong nước với các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt ở các địa phương trên cả nước, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân sau thời gian bị gián đoạn sau đại dịch.

- Dù đã đạt những kết quả ấn tượng nhưng năm qua chúng ta đã trải qua một giai đoạn rất khó khăn, xin Bộ trưởng chia sẻ cụ thể?

- Các diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và ảnh hưởng của dịch COVID vẫn tiếp tục gây ra những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành Công Thương nói riêng, các chỉ số tăng trưởng của ngành có xu hướng tăng trưởng chậm lại trong những tháng cuối năm 2022.

Trong đó sản xuất công nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng do việc sụt giảm đơn hàng ở những ngành hàng xuất khẩu lớn như (dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ...); thị trường bất động sản trầm lắng và nhu cầu thế giới giảm đã khiến các ngành thép, vật liệu xây dựng gặp khó khăn, cắt giảm sản lượng…; rủi ro thiếu hụt nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn còn hiện hữu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất còn gặp khó khăn khi chi phí vốn tăng ảnh hưởng đến sự phục hồi của sản xuất (tiếp cận vốn khó khăn, lãi suất tăng, giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng…).

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí vận chuyển hàng hóa, giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Thị trường xuất khẩu thu hẹp do tổng cầu thế giới giảm (các nền kinh tế giảm tốc do tác động của đại dịch, giá cả năng lượng leo thang, chuỗi cung ứng gián đoạn…); thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp (lãi suất, tỷ giá VND/USD tăng…).

Bên cạnh đó, cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng, một số thị trường xuất nhập khẩu lớn của ta vẫn tiếp tục duy trình chính sách kiểm soát dịch COVID; Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ; một số thị trường khu vực châu Âu dựng nhiều rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh… đã tác động ảnh hưởng đến tốc độ tăng của xuất khẩu.

Đáng chú ý, khu vực kinh tế trong nước vẫn chưa bắt kịp với khu vực FDI khi khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tiếp tục xuất siêu. Xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số khu vực thị trường và mặt hàng chủ yếu (Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; điện tử, dệt may, da dày, đồ gỗ…).

Thị trường hàng hóa trong nước cũng chịu tác động của thị trường thế giới, giá một số hàng hóa (nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng, xăng dầu…) có xu hướng tăng theo giá hàng hóa thế giới đã ảnh hưởng đến sức mua của toàn thị trường. Thị trường xăng dầu vẫn diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá cả xăng dầu thế giới trong việc đảm bảo nguồn cung trên thị trường.

Loạt giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2023

- Bộ trưởng có thể dự báo về tình hình kinh tế trong năm 2023?

- Năm 2023 tiếp tục được dự báo là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước do kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại, các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng và lương thực vẫn chưa thể kết thúc sớm; bảo hộ mậu dịch, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; sức ép lạm phát, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp, tiếp cận thị trường và vốn của các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn...

Ở trong nước, mặc dù nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi đáng ghi nhận, nhưng các chỉ số tăng trưởng đã có những dấu hiệu chậm lại trong những tháng cuối năm 2022; các tác động của kinh tế toàn cầu đối với đất nước là rất rõ rệt khi độ mở cửa của nền kinh tế ngày càng lớn sẽ tác động đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội và Chính phủ đề ra.

- Vậy ngành Công Thương sẽ làm gì để có thể hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội và Chính phủ đề ra, thưa ông?

- Về sản xuất công nghiệp, trước mắt Bộ sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất trước các rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng. Ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đặc biệt là các mặt hàng, nguyên vật liệu có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để có chính sách thúc đẩy nguồn cung phù hợp.

Tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu; đẩy mạnh triển khai các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong khuôn khổ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế nhằm kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và thị trường; theo dõi, chỉ đạo bảo đảm sản xuất và nhập khẩu điện, xăng dầu đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Về xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ chủ động theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp. Bên cạnh đó, tập trung các giải pháp hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, kết nối thị trường, xử lý các rào cản, vướng mắc trong tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu cũng như tiếp tục khai thác hiệu quả các FTA đã ký kết.

Bên cạnh đó sẽ đẩy nhanh số hóa trong giải quyết các thủ tục cấp chứng nhận C/O và các thủ tục khác có liên quan đến xuất, nhập khẩu, tạo thuận lợi hóa cho doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ phục hồi hậu COVID 19 của Chính phủ; tiếp tục phát huy có hiệu quả vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu và mở rộng, đa dạng hoá thị trường, chuỗi cung ứng và các mặt hàng xuất khẩu.

Về phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương sẽ tập trung phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, dịch vụ logistis để khai thác tốt thị trường nội địa vẫn còn dư địa gia tăng trong bối cảnh thị trường nước ngoài đang có xu hướng bị thu hẹp.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ thực hiện một cách quyết liệt, nhịp nhàng công tác bảo đảm cung - cầu hàng hóa trong nước, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu; tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường; chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ sẽ thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm phương án nhập khẩu bổ sung đã được phân giao để bù đắp nguồn hàng thiếu hụt, không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, bảo đảm an ninh năng lượng, không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống; đồng thời, theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu để có giải pháp điều hành phù hợp.

- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.