Bộ trưởng Lê Thành Long thăm và làm việc với Sở Tư pháp, Cục THADS tỉnh Cà Mau

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại buổi làm việc với Sở Tư pháp Cà Mau
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại buổi làm việc với Sở Tư pháp Cà Mau
(PLVN) -Trong chuyến công tác tại Cà Mau, chiều 26/4, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng đoàn công tác Bộ Tư pháp đã đến thăm và làm việc với Sở Tư pháp, Cục THADS tỉnh Cà Mau.

Tại buổi làm việc với Sở Tư pháp, ông Võ Thanh Tòng - Giám đốc Sở Tư pháp Cà Mau cho biết, Sở đã kịp thời tham mưu ban hành các Chương trình, kế hoạch công tác, các văn bản chỉ đạo để cụ thể hóa, nâng cao hiệu quả các nhiệm vụ về công tác tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đến nay, Sở đã xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật: HĐND tỉnh ban hành 05/15 (đạt 33,33%); UBND tỉnh đã ban hành 08/30 (đạt 26,66%); Sở thẩm định 16 văn bản và góp ý 139 văn bản.

Ban hành các văn bản triển khai thực hiện các quy định, văn bản liên quan đến lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn năm 2030”.

Đồng thời, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án để thực hiện trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, đồng bộ, hiệu quả.

Tại buổi làm việc, Sở Tư pháp Cà Mau cũng đề xuất với đoàn công tác Bộ Tư pháp sớm tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 55/2011/NĐ-CP để ổn định tổ chức pháp chế; tăng cường mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về công tác xây dựng pháp luật, để địa phương tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong công tác.

Triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ để thuận tiện trong quản lý, khai thác, thống kê; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này, nhất là cho Sở Tư pháp được quyền tra cứu thông tin án tích trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về lý lịch tư pháp để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân.

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá cao kết quả Tư pháp Cà Mau đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị ngành Tư pháp Cà Mau quan tâm, đẩy mạnh thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tập trung tham mưu cho tỉnh các vấn đề pháp lý để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, chú trọng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, nhất là công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hành chính Tư pháp, bổ trợ Tư pháp.

Bộ trưởng Lê Thành Long và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì buổi làm việc với Cục THADS tỉnh

Bộ trưởng Lê Thành Long và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì buổi làm việc với Cục THADS tỉnh

Tại Cục THADS, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Cà Mau Huỳnh Hoàng Khâm cho biết, các cơ quan THADS trong tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ chuyên môn; xác định được những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và bám sát kế hoạch đề ra. Công tác phân loại án được thực hiện quyết liệt, số liệu đã phản ánh thực chất. Án có điều kiện thi hành chiếm 62,5% về việc và 18,3% về giá trị; thi hành xong đạt 55,17% về việc và 20,57% về giá trị), còn thiếu 27,33% về việc và 24,93% về giá trị so với chỉ tiêu của Tổng cục giao.

Từ kết quả trên cho thấy, toàn tỉnh đã Cà Mau có nhiều cố gắng, nỗ lực tập trung toàn diện: Từ khâu tập trung việc giải quyết án, công tác kiểm tra, tiếp dân, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo... đến công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được quan tâm; cơ bản các mặt công tác ngày càng có hiệu quả hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Thi hành án dân sự Cà Mau vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, chưa có sự chuyển biến mang tính đột phá; qua công tác kiểm tra vẫn còn nhiều vi phạm, năng lực, trình độ, phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số đơn vị chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ được giao;

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh, ngoài việc phấn đấu đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thì các cơ quan THADS cần đảm bảo đúng quy trình, thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường tinh thần trách nhiệm, ý thức, kỷ luật, kỷ cương của Chấp hành viên, công chức Thi hành án, phát huy vai trò người đứng đầu, bám sát chỉ đạo, tăng cường phối hợp với các Sở ban ngành trong tỉnh.

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.