Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Cấm DN đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc đang tự làm khó mình"

Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời báo chí
Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời báo chí
(PLO) - Trước thông tin Trung Quốc cấm DN đấu thầu dự án mới vào Việt Nam, sáng nay, bên hành lang QH, người đứng đầu ngành Giao thông vận tải – ngành hiện đang có một số dự án có DN Trung Quốc đầu tư - Bộ trưởng Đinh La Thăng - khẳng định  điều đó không hề ảnh hưởng đến các dự án của Việt Nam nói chung và của ngành Giao thông nói riêng.
- Thưa  ông, vừa qua, có thông tin Trung Quốc cấm DN đấu thầu vào dự án mới của VN, theo ông, điều đó liệu có ảnh hưởng gì các dự án của ngành GT tới đây?
Thông tin này tôi mới đọc được trên báo chí, chưa có nguồn thông tin chính thức nào. Còn nói một cách tổng thể, Việt Nam hiện đã hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới. DN của ta, nhà đầu tư của ta có thể hoạt động ở bất cứ đâu trong nước và cả nước ngoài. Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được quyền vào làm ăn, kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam. Tại VN có rất nhiều nhà đầu tư của các nước khác nhau chứ không chỉ có Trung Quốc vì Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, an ninh chính trị tốt, ổn định, thu hút được các nhà đầu tư nên có nhiều nhà đầu tư đến, trong đó các nhà đầu tư, nhà thầu Trung Quốc.
Trong khi đó, Việt Nam lại xây dựng một nền kinh tế có hội nhập nhưng phải đảm bảo độc lập tự chủ, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào nên việc Trung Quốc cấm các DNNN tham gia đấu thầu dự án mới tại Việt Nam, nếu có, thì trước hết là họ bị thiệt vì họ vào đầu tư là cũng trên cơ sở hội nhập làm ăn, 2 bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Làm như thế là tự anh làm khó anh, làm khó cho DN của anh vì như vậy là tự loại trừ đi một thị trường tốt.
Còn với Việt Nam, việc này chẳng ảnh hưởng gì cả vì anh không tham gia thì các nhà thầu nước ngoài khác tham gia. Nhà thầu Việt Nam cũng đủ mạnh đủ lớn để thực hiện các dự án giao thông hiện nay vì thực ra, việc tiếp cận khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế thì ngành giao thông là tiếp cận tốt nhất. Như công nghệ làm cầu, đường của ta, giờ các nước tiên tiến, phát triển làm như nào thì ta cũng làm như vậy.
- Có một thực tế là số lượng các dự án giao thông, nhất là các dự án trọng điểm tại Việt Nam hiện nay do các doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư, có phải vì giá rẻ nên họ luôn thắng thầu?
Thực ra không phải là rất nhiều. Có 9 nhà thầu Trung Quốc với 17 gói thầu, tổng cộng gần 30.000 tỷ đồng tiền vốn đang thực hiện ở Việt Nam, trong đó đã thực hiện được gần một nửa, trong đó có dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang sử dụng nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho vay nên tất nhiên là các nhà thầu của họ được tham gia.
Còn việc nhà thầu họ rút hay không thì hoàn toàn không phụ thuộc gì, không ảnh hưởng gì đến Việt Nam vì trước hết, nếu anh rút ra thì phần anh đang làm dở không thanh toán được. Chúng tôi sẽ đưa các nhà thầu khác vào làm và thậm chí họ còn làm nhanh hơn Trung Quốc.
- Ngoài nhà thầu Trung Quốc, các nhà thầu trong và ngoài nước đang có mặt tại Việt Nam có đủ khả năng tài chính và kỹ thuật để thực hiện các dự án giao thông hiện nay?
Có khả năng chỉ dự án Cát Linh – Hà Đông  là bị ảnh hưởng, bởi chúng ta đang vay ODA của họ vào dự án này. Còn tất nhiên họ không cho vay tiếp thì chúng ta sẽ đi vay chỗ khác đề bù đắp, đảm bảo tiếp tục dự án. Với các dự án khác, khi họ chỉ là nhà thầu thuần túy thì bình thường, kể cả là Chính phủ họ không cấm mà làm không tốt thì chúng ta cũng đuổi.
Bộ đã đang yêu cầu các nhà thầu hoàn thành tiến độ. Còn trường hợp nào đó anh dừng không sang thì chúng tôi tuyên bố chấm dứt hợp đồng đơn phương và sẽ mời các nhà thầu khác vào.
Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế sâu rộng, vì thế, nhà thầu nào đó rút thì cũng có đơn vị khác thay thế. Chúng ta đã có cơ chế bảo vệ trước rồi vì đây là chủ trương của đất nước.
- Có ý kiến cho rằng nếu Chính phủ Trung Quốc cấm DN của họ đấu thầu, đầu tư dự án tại Việt Nam thì chúng ta sẽ ảnh hưởng vì mất đi lợi thế về nguồn vốn, công nghệ giá rẻ của đất nước họ, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Nguồn vốn của Trung Quốc chưa chắc đã phải là rẻ vì người ta cho mình vay thì người ta phải có lãi và mình cũng phải tính toán nếu thấy có lợi mình mới vay. Trên cơ sở mối quan hệ đôi bên cùng có lợi như vậy thì mình mới làm. 
Còn người ta không cho vay nữa, người ta rút thì mình cũng sẵn sàng thôi, không ngại gì cả. Mà không chỉ với nhà đầu tư Trung Quốc đâu, với tất cả các nhà đầu tư khác cũng vậy, mình phải chủ động.  
- Thưa ông, liệu có chuyện sức ép đặt ra ở đây nên doanh nghiệp  họ buộc phải rút?
Chính các nhà thầu, DN Trung Quốc đều không muốn về, muốn tiếp tục ở Việt Nam làm ăn vì thực ra môi trường đầu tư kinh doanh ở VN là rất tốt, thuận lợi, đặc biệt là vì tình hình an ninh, chính trị ổn định. Hai nữa, Việt Nam cũng rất chân thành, hữu nghị, hữu hảo và chính họ cũng nói với tôi là mong muốn như vậy nhưng do vấn đề sức ép mà họ phải về nước.
- Giải pháp tới đây của ngành giao thông sẽ như thế nào, thưa ông?
Ngành Giao thông luôn rất chủ động. Phương án của chúng tôi về việc anh này rút, anh kia ngừng tham gia thì thế nào, đều có phương án hết, thậm chí là làm không tốt tôi còn đuổi, chấm dứt hợp đồng luôn nên không phải lo lắng, băn khoăn gì cả.
Vốn đầu tư cho Giao thông hiện tại từ rất nhiều nguồn khác nhau, vốn của  Trung Quốc là phần rất nhỏ. Đầu tư ODA lớn nhất cho Việt Nam và trong đó là cho giao thông thì Nhật Bản là số 1 rồi đến các nhà đầu tư, nhà tại trợ khác, từ Trung Quốc chỉ là phần rất nhỏ.
- Xin cám ơn ông! 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.